Đăng ký

Tư tưởng nhân nghĩa của thi hào Nguyễn Trãi thể hiện qua áng "Thiên cổ hùng văn"

Các nhà phê bình sẽ chẳng quá khó khăn để tìm hiểu một nhà thơ Nguyễn Trãi phong tình, trong trang thơ, "Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân" (Trích cảnh, 6), một tấm lòng yêu nước "Đêm ngày cuồn cuộn người triều đông" (Thuật hứng, 5). Và thiết nghĩ, sẽ chẳng ai quên Bình Ngô đại cáo khi nhắc tới một ức Trai. Điều kì diệu là chính tác phẩm được viết ra trước hết để làm một đại cáo, một văn kiện lịch sử, lại đã được nhìn nhận như một hùng văn, đưa tác giả lên hàng đầu trong số các tác gia văn học của một "nước Đại Việt ta lấy văn hiến giữ nước" (Ngô Thì Nhậm). Phải chăng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, một tầm tư tưởng vượt quá sức chứa của "đêm trường trung cổ" đã góp phần lớn nhất làm nên sự kì diệu ấy?
Lẽ dĩ nhiên, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trước tiên vần là một sự kế thừa. Vì hiển nhiên là khái niệm nhân nghĩa với nội dung cơ bản của nó, đã có nguồn gốc từ Nho giáo.
Tuy nhiên, nếu như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chỉ là sự thay bình, đổi vỏ mà vẫn là rượu cũ thử hỏi làm sao có hình ảnh rất đẹp của một triết gia trong người nghệ sĩ ấy? Tôi còn nhớ khá rõ và thực sự thấy kì lạ trước sức sống của một bài ca dao:
"Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha,
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình"
Dường như có một sự tương giao giữa cốt cách của nhân vật trữ tình trong bài ca trên với tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chàng? Vẫn biết sự so sánh ấy quá ư khập khiễng thì chúng ta vẫn thấy sự vượt mẫu, phá khuôn rất đẹp trong câu ca và sự phát huy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đều gợi cho ta tới một sức sống Việt Nam mãnh liệt lắm. Với Úc Trai, nhân và dân đã xích gần và hòa hợp hơn bao giờ hết, ông đã có thể thấy được cái nhân trong những kiếp người mà ta vẫn gọi là dân đen, kẻ "mạnh lệ". Và cũng hợp lí thôi khi chữ nghĩa của Nguyễn Trãi là những việc làm vì dân mà không tư lự, đắn đo lợi thiệt bản thân. Thiết nghĩ đây đâu chỉ là sự sáng tạo đơn thuần mà hẳn là bước chuyển về chất trong tư tưởng. Phạm Văn Đồng đã rất tinh tường sâu sắc khi nói về Ức Trai: "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân (v.v...)". Cũng như ai đó viết: "Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu rỗi cái tệ của một thời mà thôi. Muốn đánh là một triết thuyết thì phải đặt vào thời của nó (v.v...)". Nguyễn Trãi thuộc vào số người được lịch sử đặt lên vai trách nhiệm cứu lấy một dân tộc đang trong họa diệt chung của ngoại xâm. Trong hoàn cảnh ấy, nhân nghĩa, yêu nước thương dân là phân đâu đến cùng chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
Yêu nước thương dân nên trong người anh hùng nặng trĩu một niềm đau cho nỗi thống khổ của tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội - tầng lớp "dân đen", "con đỏ". Lần đầu tiên trong văn học trung đại ta bắt gặp những hình ảnh miêu tả chân thực đến vậy:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Không, xin chớ nghĩ rằng đây là đôi ba nét phóng đại trên nền bút pháp ước lệ. Lịch sử còn ghi rõ lắm những tội ác, bạo hành dã man của quán giặc mà dân ta phải chịu: rút ruột người treo lên cây, phanh thây phụ nữ có thai, nấu thịt người lấy dầu thắp trông quân, nướng sống người làm trò vui, đắp mồ tập thể làm kỉ niệm v.v... Nào "dân đen", nào "con đỏ" đà đi vào từng trang của Đại cáo với những vết thương còn hằn lên trong nỗi đau mất nước:
"Người bị ép xuống biển còng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc"
Rồi cùng chính tình yêu lớn ấy cháy lên thành lòng căm thù những kẻ cuồng bạo "thừa cơ gây hoạ". "Thiên triều" (Trung Hoa) vẫn tự hào về một ông đế như mặt trời, một cõi giang sơn của những kẻ cao quý giữa bốn bề toàn những man di thì Nguyễn Trãi lại cho thấy chính bọn chúng mới là hình ảnh của một lũ quỷ man di, mọi rợ:
"Thằng há miệng, đứa nhe rồng, máu mỡ bấy no nê chưa chán"
Khi mà sự chịu đựng không còn đủ cho những đau đớn lớn đến vậy, lòng căm thù sẽ bùng nổ. Nguyễn Trãi bằng những hình ảnh liên tiếp đã lột tả sinh động và sâu sắc tội ác chồng chất của giặc Minh:
"Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm dặt'"
Và lòng căm thù ấy như căng lên tới đỉnh điểm khi tội ác của giặc đã động tới cả những cõi linh thiêng tôn nghiêm của vũ trụ khiến người và thần đều phẫn uất:
"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi"
Nếu như trong Hịch tướng sĩ lòng căm thù được Trần Quốc Tuấn khắc hoạ ở nổi nhục của kẻ: "làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc Thái Thượng để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm’, nhằm khơi lên ý chí dân tộc, lòng yêu nước thì Nguyễn Trãi hoàn toàn đứng trên lập trường của dân tộc và nhân dân để tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc v.v...

Xem thêm >>> Tấm lòng của Hưng Đạo Vương Trân Quốc Tuấn với Tổ quốc

Trên đây là bài viết về tư tưởng nhân nghĩa của thi hào Nguyễn Trãi thể hiện qua áng "Thiên cổ hùng văn" mà Cunghocvui muốn gửi tới bạn học. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe