Đăng ký

Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

1,139 từ

Thời  u Lạc ở nước ta, vua An Dương Vương được thần Rùa Vàng giúp xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước. Triệu Đà đem quân sang đánh  u Lạc không được, bèn cầu hòa rồi cầu hôn, cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể bên đất  u Lạc. Trọng Thủy dỗ MỊ Châu cho xem trộm nỏ thần, tìm cách đánh tráo lẫy nỏ rồi về nước. Triệu Đà lại cất quân sang đánh. Mất lẫy nỏ thần, An Dương Vương thua chạy về phương Nam, đem theo MỊ Châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng Mị Châu rắc trên đường mà đuổi. Lúc cùng đường, Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu. An Dương Vương tuốt kiếm chém MỊ Châu rồi theo Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển. Trọng Thủy ôm xác vợ về táng ở Loa Thành. Xác nàng hóa thành ngọc thạch, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Trọng Thủy thương tiếc vợ khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấỵ bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm.

Chủ đề của truyền thuyết là dựng nước và giữ nước. Truyện ca ngợi An Dương Vương là ông vua yêu nước có công xây thành chê nó đế giữ nước, đồng thời cũng phê phán nhà vua đã chủ quan để mất nước. Người đọc cảm động trước hình ảnh An Dương Vương kiên trì xây thành và càng xúc động hơn khi chính nhà vua đã tuốt kiếm chém đứa con gái yêu duy nhất của mình trong cái phút thử thách quyết liệt nhất. Ta hiểu vì sao Rùa Vàng đã đến giúp vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nó và đã rẽ nước đưa vua xuống Thủy cung. Bài học cảnh giác chính trị còn được nói lên sâu sắc và thâm thìa qua nhân vật MỊ Châu khi “trái tim lầm chỗ để trên đầu” khiến cho “cơ đồ đắm biển sâu”. Nàng đã mất tất cả: tình yêu, gia đình, đất nước; không những thô còn bị chết dưới lưỡi kiếm của chính cha nàng. Bài học lịch sử rớm máu đó mãi mãi còn nhắc nhở người đời sau vồ tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

Truyện được xây dựng chặt chõ không kém gì các truyện hiện đại sau này: tính cách nhân vật bộc lộ khá rõ, cốt truyện phát triển logic, có kịch tính, các chi tiết liên kết với nhau tạo nên một mạch truyện hấp dẫn, thú vị. Cái khác với truyện hiện đại là các yếu tố hoang đường, kì ảo đà mang đến cho truyện màu sắc huyền thoại và chất thơ của truyền thuyết dân gian. Và chính môi quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian trong những chi tiết hư cấu đặc sắc, hàm chứa ý nghĩa đã làm nên sức cuốn hút của truyền thuyết này.

Xem thêm >>> Văn tự sự: Phiêu lưu trong Thế giới cổ tích

Trên đây là bài viết giới thiệu về truyền thuyến An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy mà Cunghocvui muốn gửi tới bạn học. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe