Top 2 cách tóm tắt đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn nhất
Top 2 cách tóm tắt đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn nhất
Trong chương trinh ngữ văn lớp 9 chúng ta sẽ được tìm hiểu về tác phẩm đấu tranh cho một thế giới hòa bình được soạn lên bởi nhà văn nổi tiếng Mác-Két. Tác phẩm như một lời kêu gọi toàn dân tộc đứng lên đòi lại dân quyền. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo bài tóm tắt đấu tranh cho một thể giới hòa bình!
I. Bài tóm tắt đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình số 1
Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982 với tác phẩm nổi tiếng “Trăm năm cô đơn”. Về tác phẩm: Tháng 8/ 1986 nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ac-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni họp lần thứ 2, đưa ra bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh hoà bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự và ông đã đọc bản tham luận này. Bài viết của Mác-két đã đề cập đến một vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại đó là nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân, đồng thời kêu gọi toàn thế giới nỗ lực hành động để ngăn chặn nguy cơ ấy. Bài văn có hai luận điểm, mỗi luận điểm lại bao gồm nhiều luận cứ. Luận điểm thứ nhất: nguy cơ chiến tranh hạt nhân và những chi phí tốn kém. Sự huỷ diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân. Số tiền cung ứng cho chiến tranh hạt nhân lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền cho các chương trình nhân đạo, giáo dục, y tế. Luận điểm thứ hai: kêu gọi nhân loại hãy ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đồng thời phải đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Chạy đua vũ trang là đi ngược lí trí. Sự quý giá của từng bước phát triển của cuộc sống. Lên án những kẻ vì tham vọng chính trị mà dẫn nhân loại tới thảm họa hạt nhân.
Xem thêm:
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý
II. Bài tóm tắt đấu tranh vì một thế giới hòa bình số 2
Bài viết của Mác-két đã đề cập đến một vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại đó là nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân, đồng thời kêu gọi toàn thế giới nỗ lực hành động để ngăn chặn nguy cơ ấy. Hôm đó là ngày 8-8-1986 “giống như một tích tắc nguy hiếm mà đường dây cháy chậm đang nhích gần cái chết” (Vũ Dương Quỹ). Đưa ra những con số thống kê chính xác, khiến mọi người phải rùng mình: 50.00 đầu đạn hạt nhân, 4 tấn thuốc nổ, không phải một lần mà là mười hai lần, có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay xung quanh mặt trời. Cách so sánh giàu hình ảnh: so sánh vũ khí hạt nhân với thanh gươm Đa-mô-clét (Thần chết của thời hiện đại), đứa con của tài năng quyết định vận mệnh thế giới, để nói về sự trưởng thành, sức mạnh và sự huỷ diệt ghê gớm của vũ khí hạt nhân. Sự tốn kém: chi phí cho chương trình vũ khí hạt nhân là một tốn kém khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đô la cho một chương trình, gấp hàng trăm lần cho chi phí về y tế và giáo dục: chi phí sản xuất 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân bằng chi phí để cứu một tỉ người bị bệnh sốt rét và 14 triệu trẻ em đói nghèo; chi phí để sản xuất hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân bằng số tiền để chi phí xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. Thiên nhiên và xã hội phải cần mẫn chắt chiu qua hàng kỉ địa chất mới có được một sự thăng hoa của cuộc sống: phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp, và phải mất hàng chục triệu năm con người mới hát được hay hơn chim và mới biết chết vì yêu. Thế nhưng chỉ cần một hành động bấm nút trong một tích tắc tất cả sẽ bị huỷ diệt trở lại vạch xuất phát. Suy nghĩ của bản thân trước sự cảnh báo của nhà văn. Yêu cầu suy nghĩ phải chân thật, đồng thời phải thể hiện được lập trường quan điểm một cách rõ ràng. Có thể dựa trên gợi ý: cảm xúc của em về sự huỷ diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, ước muốn và hành động cụ thể...
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về tóm tắt đấu tranh cho một thế giới hòa bình, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!