Đăng ký

Tổng hợp chi tiết trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

2,022 từ

Trong cuộc sống này, chúng ta phải biết hi sinh, và san sẻ, bởi cho đi chính là nhận lại. Thanh Hải trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, chính là biểu hiện rõ nét nhất của lối sống cao đẹp, tận hiến bản thân cho mùa xuân của đất nước. Những lời tâm tình, nguyện ước đã được ông gửi gắm trọn vẹn trong bài Mùa xuân nho nhỏ.

Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ

I. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng, mọi miền đất nước bước vào thời kì mới, thời kì xảy dựng bảo vệ Tổ quốc để vươn lên cuộc sống thanh bình, giàu đẹp, tin yêu. Trong cảm hứng đó của dân tộc và quê hương, nhà thơ Thanh Hải đã viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ”.

Bài "Mùa xuân nho nhỏ" đã được viết theo thể Thơ mới, mỗi câu năm chữ và bài thơ bao gồm sáu khổ. Từ hiện thực mùa xuân trở về với thiên nhiên, đất nước và con người, nhà thơ khắc họa một bức tranh xuân bằng ngôn ngừ thơ và qua đó bày tỏ cảm xúc cùng suy nghĩ của mình trước cuộc sống. 

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
III.    (1) Trước hết, khổ thơ đầu của bài thơ đã đem đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên:

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời"

Không có một từ ngữ "mùa xuân" nào nhưng với hình ảnh, màu sắc, thanh âm như "dòng sông xanh", "hoa tím biếc", "chim chiền chiện... hót... vang trời", tất cả cứ lần lượt hiện lên trang thơ như một biểu tượng. Hẳn nhiên đó cũng để chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên của mùa xuân trở về. Nhịp thơ nhẹ nhàng, hình sắc thanh âm sắc sảo, thanh thoát ngân vang của từng dòng thơ cũng làm cho chúng ta cảm nhận được cả cát vẻ thanh khiết, trong lành của mùa xuân thiên nhiên. Và có lẽ vì thế, chúng ta hiểu vì sao tác giả bộc lộ cảm xúc đầy trân trọng qua hình ảnh:

"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng "

Trong ý nghĩ đó, hình ảnh "từng giọt long lanh rơi" vừa là biểu tượng thanh khiết trong lành được kết đọng lại của mùa xuân, vừa biểu hiện cho tâm hồn trong treo, tươi mát nơi cảm xúc đắm say trân trọng của nhà thơ khi mùa xuân trở về. Mùa xuân thiên nhiên đã thực sự quyến rũ nhà thơ:

(2) Tiếp đó, hai khổ thơ giữa của bài thơ lại phác thảo cho chúng ta thấy được một bức tranh về con người và đất nước quê hương.
Trong cái trong lành thanh khiết của mùa xuân đất trời, hình ảnh con người hiện qua trang thơ. Ở đây, hình ảnh “lộc", với ý nghĩa như sắc màu tươi non của cành lá đầu mùa, như biểu hiện cho sức sống no đủ của mùa xuân, đã đem đến cho dòng thơ, câu thơ những ý nghĩa thú vị. Nếu như câu thơ:

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng"

Gợi ra ý thức gìn giữ, bảo vệ mùa xuân của người chiến sĩ (cuộc hành quân tuần tra nào nơi rừng cây biên giới mà chả có cành lá ngụy trang quanh lưng người chiến sĩ!) thì câu thơ:

“Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ "

Lại gợi lên ý nghĩa thành quả hạnh phúc no đủ mà người nông dân tạo ra trên cánh đồng quê hương. Từ những hình ảnh vừa hiện thực vừa tượng trưng tiêu biểu đó, nhà thơ như cảm nhận được sức sống và niềm vui của mọi người: người gìn giữ, người xây dựng. Tất cả náo nức như một điệp khúc dâng lên một sức xuân bất tận:

“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."

Từ sức sống, niềm vui náo nức đó, nhà thơ suy tương về đất nước quê hương:

"Bất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao"

Câu thơ như trầm xuống lắng sâu trong nhịp điệu cùng hình ảnh bộc lộ niềm hoài cảm của nhà thơ về những trang sử gian nan chiến đấu, dựng xây của nhân dân và đất nước. Nhưng ngay đó, hình ảnh so sánh tượng trưng cùng thanh âm vút cao:

"Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Như gợi lên một ý nghĩa, một niềm tin lấp lánh: Đất nước quê hương giờ đây như được dẫn bơi ánh sao lí tương cách mạng, vững vàng đi tới tương lai. "Bất nước bốn nghìn năm", "Bất nước như vì sao" như trở thành điệp khúc khỏe khoắn của mùa xuân dân tộc trong cảm nhận tự hào của nhà thơ. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

(3) Cuối cùng bài thơ kết lại bằng một ý nguyện nơi tâm hồn nhà thơ. Trước nhịp thơ điệp trùng của sức sống mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người, nhà thơ cũng khao khát muốn dệt nên mùa xuân trong tâm tưởng của mình. Nhà thơ, một lần nữa, chất lọc lây những hình ảnh nhẹ nhàng, thanh khiết từ cuộc sống nhưng không kém phần sáng tạo thú vị để tượng trưng cho ước vọng thầm kín:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"

 
Lời thơ "một nốt trầm xao xuyến", "một mùa xuân nho nhỏ", "lặng lẽ dâng cho đời"... trong mạch thơ êm đềm giàu ý nghĩa sâu lắng đã trở thành lời tâm sự nhỏ nhẹ. chân thành, thiết tha hàm chứa biết bao xúc động, khao khát góp phần khiêm tốn vào khúc ca xuân lơn lao của quê hương. Niềm tin khao khát đó khiến chúng ta càng hiểu vì sao trong khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả đã bộc lộ thái độ trân trọng với mùa xuân đầy tươi mát đắm say. Và ý nguyện đóng góp, cống hiến đó không chỉ là phút giây mà chính là một niềm tin, một hành động trọn vẹn trong đời:

"Dù là tuồi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Và từ ca khúc xuân rộng lơn của thiên nhiên, đất nước, con người, đến "nốt trầm xao xuyến" trong tâm tư, nhà thơ đã trào dâng cảm xúc, hồn nhiên như con chim sơn ca của mùa xuân, của đất nước:

"Mùa xuân  ta xin hát
Khúc Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước ngon ngàn dậm tình
Nhịp phách liền đất Huế".

Tóm lại, bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải chỉ là một bài thơ nho nhỏ biểu hiện cho cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thời kì đất nước trên con đường xây dựng. Nhưng bài thơ nho nhỏ đó với cảm xúc suy tưởng giàu ý nghĩa sâu sắc lại giúp chúng ta cảm nhận được tâm hồn của biết bao con người cũng đang miệt mài xây dựng cống hiến cho quê hương đất nước ngày một xuân thêm.

Bài thơ chính là một ca khúc ngân vang nhẹ nhàng, dung dị, thanh khiết, lắng sâu, một ca khúc gợi khơi sáng trong nơi tâm hồn chúng ta khi nghĩ về con người, đất nước, quê hương...

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!