Đăng ký

Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

1,488 từ Phân tích
Đề bài

Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Hướng dẫn giải

    Tố Hữu đã từng viết rằng:

        Nếu là con chim chiếc lá

        Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

        Lẽ nào vay mà không trả

        Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

    Trong cuộc sống bộn bề những âu lo, không tránh khỏi những lúc ta vô tình sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình. Nhưng trong cuộc sống này, chúng ta phải biết hi sinh, và san sẻ, bởi cho đi chính là nhận lại. Thanh Hải trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, chính là biểu hiện rõ nét nhất của lối sống cao đẹp, tận hiến bản thân cho mùa xuân của đất nước. Những lời tâm tình, nguyện ước đã được ông gửi gắm trọn vẹn trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”.

    Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, rộng rãi được Thanh Hải phác họa bằng những hình ảnh hết sức giản dị, gần gũi:

        Mọc giữa dòng sông xanh

        Một bong hoa tím biếc

    Xứ Huế mơ mộng chỉ cần một dòng sông xanh, một nhành hoa tím cũng đủ để Thanh Hải gợi nên cái thần, cái hồn của riêng nơi đây. Hai màu sắc ấy hòa quyện vào nhau đến bất ngờ, và vô cùng dân dã, bình dị. Đặc biệt với động từ “mọc” đảo lên đầu câu cho thấy sức sống mãnh mẽ, sự trỗi dậy của thiên nhiên vạn vật khi xuân sang. Bức tranh xứ Huế không chỉ tươi tắn về màu sắc mà còn rộn ràng bởi âm thanh: “Ôi con chìm chiền chiện/ Hót chi mà vang trời” . Tiếng hót của những chú chim làm cho không gian trở nên rộng rãi, khoáng đạt, không gian được nới rộng biên độ. Trước khung cảnh và âm thanh đó, Thanh Hải say sưa ngắm nhìn, thu vào lòng mình vẻ đẹp của thiên nhiên, ông trân trọng, nâng niu, hứng lấy từng vẻ đẹp của tạo hóa: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. Những giọt âm thanh, giọt xuân thật lung linh, đẹp đẽ nhưng đọng lại như những hạt pha lê, để Thanh Hải ôm lấy vẻ đẹp của cuộc sống vào lòng mình. Bằng thứ ngôn ngữ vừa giản dị, vừa tinh tế và rất mực tài hoa, tác giả đã cho người đọc thấy một mùa xuân thật đẹp đẽ, rực rỡ và vô cùng quyến rũ.

    Từ những cảm nhận hết sức chân thành, tinh tế về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hai hướng ngòi bút để cảm nhận vẻ đẹp của cách mạng. đất nước:

        Mùa xuân người cầm súng

        ...

        Cứ đi lên phía trước

    Các điệp ngữ: lộc, mùa xuân giúp người đọc hình dung khung cảnh lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Thanh Hải đã sáng tạo ra hai hình ảnh sóng đôi, tương đương với hai lực lượng xã hội lúc bấy giờ là chiến sĩ và nông dân. Họ đều gánh vác trên mình những nhiệm vụ cao cả thiêng liêng: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động sản xuất để phát triển quê hương. Trên lưng họ đều mang những nhành lộc biếc, mang lại sức sống cho đất nước, dân tộc.

    Trước vẻ đẹp đó, Thanh Hải xúc động sâu sắc và càng tự hào hơn nữa về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bằng nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã biến tổ quốc thành một bà mẹ tần tảo, hiền từ, vất vả gian lao trong những cuộc kháng chiến vĩ đại để trường tồn cùng núi sông. Đồng thời ông cùng thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. So sánh đất nước như những vì sao sáng, lung linh, tỏa rạng, cùng với từ “cứ đi lên” đã cho thấy niềm tin tưởng mạnh mẽ của ông đối với tương lai của dân tộc. Dân tộc ta là phân tộc anh hùng, kiền cường trước mọi thử thách:

        Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững

        Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

    Cả cuộc sống phấn đấu và phục vụ đất nước, nhưng cho đến những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời Thanh Hải vẫn giữ trọn lối sống đẹp đẽ, thiêng liêng ấy qua những nguyện ước chân thành:

        Một mùa xuân nho nhỏ

        ...

        Một nốt trầm xao xuyến

    Lời tâm tình của ông thật thủy chung, son sắt, ông muốn góp mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. Và ông nguyện chỉ là một nốt trầm trong bản hòa ca đa hương, đa màu sắc ấy. Những nguyện ước đó là biểu hiện của một con người khiêm nhường. Đồng thời lối kết cấu “Dù là ....” đã cho thấy đây không chỉ là nguyện ước trong khoảnh khắc nhất thời mà đó là ước mơ chân thành, đã có từ tuổi đôi mươi cho đến ngày gần đất xa trời ông vẫn nguyện làm con chim, làm nhành hoa lặng lẽ dâng tiếng hát, hương thơm cho đời. Đây quả là lối sống đẹp, đáng ngợi ca tôn vinh.

    Mùa xuân nhỏ nhỏ là khúc ca say mê, đằm thắm mà cũng vô cùng mãnh liệt của Thanh Hải. Qua những vần thơ đó ta thấy được tình yêu quê hương đất nước, lối sống cao đẹp của nhà thơ. Những vần thơ tuy nhẹ nhàng, nhưng lắng sâu, làm cho mỗi chúng ta đều phải suy nghĩ về lối sống, cách ứng xử của bản thân đối với chính mình và đối với xã hội.

shoppe