Đăng ký

Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

3,321 từ Soạn bài

Câu 1. Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

   Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc và suy nghĩ như sau:                           Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng cửa tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người trong mùa xuân lớn cửa đất nước.

   Nói một cách khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đâu, nghĩ về đất nước vất vả gian lao nhưng vẩn đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một Mùa xuăn nho nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa xuân lớn của đất nước.

Bài thơ có thể chia làm hai phần;

1) Ba khổ thơ dầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước.

-      Với màu sắc của hoa và âm thanh tiếng chim hót (khổ một).

-      Về mùa xuân của cuộc sống chiến đấu và sản xuất đá> chả: thơ (khổ hai).

-      Nhận ra thế đi lên không gì ngăn cản nổi của đảng trong quá khứ và hiện tại (khổ ba).

2) Ba khổ còn lại: Mỗi cá nhân phải đóng góp phần mình vào mùa xuân chung ấy. Nhà thơ tự nguyện đóng góp một phần khiêm tốn một nốt trầm vào bản nhạc mùa xuân chung của đất nước

Câu 2. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

                                                    “Mọc giữa dòng sông xanh

                                                      Một bỗng hoa tím biếc

                                                     Ơi! con chim chiền chiện

                                                    Hót chi mà vang trời!

                                                   Từng giọt long lanh rơi

                                                  Tôi đưa tay tôi hứng..."

“Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tim biếc". Tại sao lại là "dòng sông xanh" mà không phái là “dòng sông trong mát” Vàm Có Đông cùa Hoài Vũ hay “dòng sông đỏ nặng phù xa" của Nguyễn Đinh Thi? Phải chăng màu xanh cùa dòng sông và sắc tím cùa bông hoa hòa hợp làm nen một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt là rất Huế. Chỉ với đôi nét điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đã đù để nhà thơ dựng lên một không gian mùa xuân. Không gian ấy phóng khoáng, bay bông, ; nhưng đằm thắm dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ. Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiên - một loài chim quen thuộc thường xuât hiện vào mùa xuân - càng làm cho không gian ây thêm náo nức lạ thường. Tâm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưởng như hiện rõ ra môn một:

                                                    “Từng giọt long lanh rơi

                                                     Tồi đưa tay tôi hứng.:."

   Tiếng chim nao nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi  cảm. Giọt gì mà long lanh rơi\ Tiếng chim hay mùa xuân đang nhỏ giọt? Ảm thanh vốn chỉ được nghe thấy, đây nhà thơ cảm nhận dược, nhìn: thây đươc "long lanh rơi" và đặc biệt hơn nữa là tiếp xúc đươc: “Tôi đưa tay tôi hứng”.Hứng” là một động tác thế hiện sự trân trọng, nâng niu của nhà thơ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa.

   Qua đoạn thơ mở đầu này trong khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân tới.

 Câu 3. Phân tích đoạn thơ "Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc" (chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả). Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.

  Từ cảm xúc dạt dào trên, nhà thơ đã tâm niệm về mình:

                            “Ta làm con chim hót

                             Ta làm một cành hoa

                            Ta nhập vào hòa ca

                           Một nốt trầm xao xuyến”.

Ta dây là nhà thơ mà cũng có thế' là mọi người. Bốn câu thơ phải chăng là một lời ước nguyện. Ta làm con chim, ta làm cành hoa, làm một nốt nhạc trầm nhập vào bán hòa ca, mang niềm vui đến cho cuộc đời. Ước nguyện ây sao mà nhỏ bé và khiêm tốn! Trong cái lớn lao của cả một mùa xuân đẹp, nhà thơ chỉ tự nguyện làm một tiếng chim hòa trong giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong hương sắc của muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người... Nghĩa là ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời. Chỉ là một nốt trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người. Bốn câu thơ là một lời bày tỏ khát vọng muôn sông hữu ích cho đời.

Nốt trầm xao xuyến ấy cùng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muôn công hiên sức mình cho nhân dân đất nước.

“Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc...”

   Nhà thơ muôn mình là một “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đang chớm bạc. Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, hay tự nhủ lòng mình kiên định dù phải đối mặt với tuổi già hay là bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội. “Lặng lẽ dâng cho đời” là như vậy.

  Cao quý xiết bao tấm lòng của nhà thơ!

   Đó cũng chính là cách hiểu về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ" của bài thơ.

Câu 4. Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy ?

   Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật phù hợp.

   Trước tiên là thể thơ. Ông dùng thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, vốn có âm hưởng diu dặt, nhẹ nhàng, tha thiết. Ớ đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm xúc cho cả bài thơ.

   Nhà thơ cũng đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, những hình ảnh tự nhiên và giản dị giàu ý nghĩa tượng trưng khái quát để nói lên ước nguyện thiết tha của mình. “Ta làm con chim hót. Ta làm một cành hoa”. Nên nhớ từ đầu bài thơ ông đă phác họa hình ẩnh mùa xuân cũng bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Sự lặp lại, có nâng cao đổi mới của hệ thông hình ảnh cũng là nét đặc sắc đáng chú ý của bài thơ.

   Nhìn chung, Mùa xuân nho nhỏ được cấu tứ chặt chẽ với giọng điệu thế hiện đáng trân trọng, cám xúc chân thành tha thiết của tác giả. Theo sát nội dung của từng đoạn, giọng điệu bài thơ có sự biến hóa phù hợp đoạn đầu vui tươi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn giữa và sôi -nổi thiết tha ở đoạn khép lại.

Câu 5. Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.

     Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của con người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu chớm bạc.

                                                    Một mùa xuân nho nhỏ

                                                   Lặng lẽ dâng cho đời

                                                  Dù là tuổi đôi mươi

                                                 Dù là khi tóc bạc...

   Điệp từ dù là như một lời khẳng định, tự nhủ lòng mình kiên định, dù phải đối mặt với tuổi già hay bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc hữu ích cho xã hội.

   Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ này. Và ý nghĩa của nhan đề bài thơ cũng là như vậy.  

shoppe