Đăng ký

Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng của O.Henry có bốc cục tác phẩm

2,304 từ Soạn bài Tóm tắt

TÓM TẮT VĂN BẢN CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

     “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp của O. Henry bởi mạch truyện nhẹ nhàng sâu lắng nhưng lại lấy lòng người đọc bởi chủ nghĩa nhân đạo của mình. Truyện ngắn của O. Henry còn mang một phong cách riêng là tình yêu thương con người trong từng hơi thở. Mời bạn đọc tham khảo bài tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

-     O. Henry (1862 – 1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn, ông là một trong những cây bút xuất sắc truyện ngắn nền văn học Mỹ đầu thế kỷ XX.

-    Chủ nghĩa trong truyện ngắn của ông hướng về tinh thần nhân đạo cao cả. Với mạch truyện nhẹ nhàng nhưng truyền cảm, truyện ngắn của O. Henry lấy lòng người đọc bởi chủ nghĩa nhân đạo đặc sắc, tình yêu thương con người cháy bỏng đặc biệt là những con người nghèo khổ.

Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng- CungHocVui

Tóm tắt tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”

2. Tác phẩm

-    Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là đại diện tiêu biểu cho bút pháp của O. Henry. Truyện mở ra hàng loạt những hiện thực cuộc sống mà những người nghèo khổ ngoài kia phải đối mặt từng ngày từng giờ. Đầy rẫy những bất công, vô lý mà họ phải chống chọi đến tận hơi thở cuối cùng nhưng vẫn hiện lên đó một cách rõ nét những vẻ đẹp tâm hồn của giai cấp ấy bất chấp hiện thực khốc liệt.

-    “Chiếc lá cuối cùng” nằm trong tập truyện “The trimmed lamp and other stories” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1907.

Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng- CungHocVui

Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng

3. Bố cục

-    Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” có bố cục gồm 3 phần:

   + Phần 1: Từ đầu đến “Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”: Johnsy thời khắc biết mình bị bệnh nặng và nằm chờ cái chết.

   + Phần 2: Tiếp theo đến “ Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi”: Johnsy đã chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.

   + Phần 3: Phần còn lại: Sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng ngoài khung cửa sổ.

Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng- CungHocVui

Tóm tắt tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”

II. Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng

   Cánh nghệ sĩ đổ xô đến ngôi làng Greenwich cổ kính, kì quặc khi nghe tin dạo nọ có một nghệ sĩ đã khám phá ra được khả năng hữu ích của những con phố này vào đầu thế kỷ mười tám để thuê những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan rồi tạo thành “khu họa sĩ”.

   Hòa vào dòng chảy ấy, Sue và Johnsy một người từ Maine còn người kia từ California cũng đến đây và vô tình gặp nhau trên phố thứ Tám. Nhận thấy có nhiều điểm tương đồng, cả hai bắt tay nhau lập nên một xưởng vẽ.

   Vào độ tháng Mười Một, căn bệnh viêm phổi hiểm ác đã tràn về khắp mọi ngõ ngách trong “khu họa sĩ” và quật ngã hàng chục nạn nhân. Tính mạng của Johnsy gần như cũng bị căn bệnh ấy hủy diệt khiến cô hầu như nằm không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình. Thẫn thờ nhìn qua những ô cửa kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà trống đối diện. “Ta có thể nói cơ thể sống của cô ấy chỉ còn một phần mười” – lời bác sĩ nhận định về tình trạng nguy cấp của Johnsy. Nhưng phần lớn phụ thuộc vào việc cô ấy còn muốn sống nữa hay không.

Xem thêm: 

Tại sao nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác

Ý nghĩa nhan đề chiếc lá cuối cùng

   Những ngày tháng tiếp đó dường như trở nên vô vọng đối với Johnsy, cô lặp lại một cách vô thức những con số đếm lùi “ mười hai” “mười một” rồi “mười” “chín” gần như cùng một lúc là “tám” và “bảy”. Cô đang đếm số lá của cây trường xuân hiển diện trên cái sân trơ trụi, ảm đạm. Bởi cô tin rằng khoảnh khắc chiếc lá cuối cùng rời khỏi cành, đó cũng chính là lúc mà cô từ giã thế gian.

   Cô tái nhợt, im ắng như một pho tượng đổ chẳng thiết tha đến chuyện ăn uống, cô chỉ chờ một cách vô tri chiếc là cuối cùng kia rơi xuống. Ông lão Berhman là một họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới nhà họ. Bốn mươi năm cầm bút vẫn chưa có được một thành tựu vẻ vang. Ông chỉ hy vọng một ngày nào đó sẽ vẽ được kiệt tác của đời mình, ông kiếm sống bằng cách làm mẫu cho những họa sĩ không có tiền thuê mẫu chuyên nghiệp.

   Sue kể cho ông nghe ý nghĩ lạ lùng của Johnsy và bày tỏ sự đau buồn khi thấy bạn mình thực sự yếu đuối, sắp lìa tung như một chiếc là rời cành, sự níu kéo thế giới của Johnsy bấy giờ thật quá mong manh. Lão Berhman đôi mắt ngấn lệ biểu lộ sự công kích và khinh thường của mình vào niềm tin không có căn cứ.

   Trong cơn mưa lạnh dai dẳng lẫn với tuyết đang rơi, lão Berhman ngồi trên cái ấm lật úp họa nên kiệt tác đầu tiên của đời mình – một chiếc lá trường xuân. Ngày qua ngày, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, chiếc lá trường xuân vẫn nghiêm mình đứng đấy. Nó dấy lên một hy vọng sống le lói trong tâm tưởng của Johnsy và nó là động lực duy nhất thôi thúc Johnsy có lại những thiết tha của cuộc đời.

   Chiếc lá cuối cùng cũng như đánh động vào tiềm thức cô, nó vực dậy cô bên bờ vực cái chết và khiến cô trở nên hồi phục hoàn toàn. Thế nhưng lão Berhman lại không may mắn như thế. Ngày mà Johnsy khỏi bệnh cũng chính là ngày Berhman nhập viện vì căn bệnh lao phổi dày vò ông. Chỉ trở bệnh hai ngày nhưng mạng sống của ông khó lòng qua khỏi.

   Người gác cổng thấy bác quằn quại trong căn phòng nơi tầng trệt của mình. Không ai hình dung được trong một đêm khắc nghiệt như thế bác đã đi đâu và làm gì. Rồi khi người ta tìm thấy chiếc đèn lồng cùng những bản màu vương vãi khắp nơi cùng chiếc lá trường xuân bất chấp tạo hóa khắc nghiệt cũng không hề lay chuyển, Johnsy mới biết rằng vào cái đêm khắc nghiệt ấy, khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, bác đã họa nên kiệt tác của đời mình. 

shoppe