Soạn bài Chiếc lá cuối cùng - Soạn văn lớp 8
Câu 1 : Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xĩ? Tạl sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Chiếc lá cụ vẽ có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Cụ Bơ-men là một họa sĩ đã ngoài sáu mươi, râu xồm, kiêm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các nghệ sĩ trẻ cùng ở xóm đó.
Trong văn bản, chỉ có vài chi tiết nhỏ liên quan đến cụ: Sang đến nơi, họ (nghĩa là cả Xiu và cu Bơ-men) sợ sệt ngó ra ngoài cửa sô, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát không nói năng gì. Vì sao cụ Bơ- men sợ sệt khi nhìn thấy những chiếc lá thường xuân tiếp theo rụng (trên cây lúc này chỉ còn một hai chiếc)? Thái độ “sợ sệt thể hiện lòng thương yêu lo lắng của cụ dối với số phận của Giôn-xi. Chính trong phút giây cùng Xiu nhìn nhau một lát không nói năng gì là khoảnh khắc cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi mà đên cuối truyện ta mới được biết qua lời kể của Xiu.
Cụ cao thượng hiếm có, thầm lặng quên mình vì người khác, chẳng hề nói với ai về ý định tốt đẹp của mình.
Người kể chuyện bỏ qua không nói đến việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối truyện mới cho người đọc biết qua lời kể lại của Xiu. Với nghệ thuật tài tình như vậy, tác giả tạo được sự bất ngờ, không chỉ cho Giôn-xi mà còn cho cả người đọc chúng ta.
Tác phẩm của cụ, Chiếc lá cuối cùng đúng là một kiệt tác cụ vẽ rất giống, đến nỗi Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thật. Đúng ra giống như thật không phải là kiệt tác. Mà tác phẩm lá của cụ là kiệt tác vì nó đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Đúng như ý của nhiều người: Chiếc lá ấy không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh thầm lặng mà cao thượng đến vô cùng của người họa sĩ.
Câu 2 : Tại sao có thê nói Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết về ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hay đi không? Vì sao?
Xiu rất yêu thương Giôn-xi. Tình thương yêu đó biểu hiện ở nỗi lo sợ của Xiu khi cùng cụ Bơ-men lên gác, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, Rồi họ nhìn nhau chẳng nói năng gì. Lúc này trôn cây chỉ còn một haỉ chiếc lá. Xiu cứ lo sợ mình sẽ ra sao nếu Gỉôn-xi chết đi. Hây nghe lời cô nói với Giôn-xi: "Em thân yêu, thân yêu!“, Xiu nói. Cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, "Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây”.
Ngoài ra, tình thương yêu của Xiu còn thể hiện ở sự động viên, chăm sóc của mình đối với người bệnh Giôn-xi (nấu cháo gà, pha sữa với ít rượu vang đỏ, dưa chiếc gương tay, xếp lại gối...).
Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết về ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuôi cùng rụng xuống. Có thể nói được điều này vì khi Giôn- xi bảo kéo mành lên, cô đã làm theo một cách chán nản, sau đó cô còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh và nói lời não ruột: "Em thân yêu, thân yêu!“, "Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đển mình nừa, chị sẽ làm gỉ đây?“.
Bởi vậy, chính Xiu cũng ngạc nhiên, không ngờ chiếc lá cuốĩ cùng còn dai dẳng bắm được trên cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Cô không hề biêt đó chỉ là chiêc lá vẽ. Vì thế, tâm trạng nặng nề cứ đeo đẳng cô cho tđi khi cô biết sự thật. Khi chán nản kéo mành lên, cồ đã ngạc nhiên: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng... Nỗi ngạc nhiên ây đâu chỉ riêng của Giôn-xi.
Nếu Xiu được biết ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ bớt hay, tình thương yêu của cô đôi với Giôn-xi cũng không có cơ hội thể hiện một cách sâu đậm và nhất là người đọc chúng ta sẽ không được thưởng thức cả đoạn văn cho thây tâm trạng lo lắng đượm thắm tình người của cô.
Câu 3 : Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Khi hai lần Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên, hẳn người đọc ai cũng căng thẳng và hồi hộp. Họ tự hỏi tối hôm trước trên cây thường xuân còn một chiếc lá, sáng ra, rụng hết. Không biết Giôn-xi sẽ như thế nào? Rồi một ngày đêm nữa trôi qua, làm sao chiếc lá cuối cùng có thể trụ lại được với thiên nhiên khắc nghiệt dường kia! Còn Xiu, tâm trạng hồi hộp, lo lắng có thể chỉ có ở lần kéo mành đầu tiên, vì hôm đó, lẽ ra cô phải biết chuyện cụ Bơ-men đã làm gì trong đêm mưa tuyêt phũ phàng kia. Còn Giôn-xi cả hai lần kêu bạn kéo mành lên cô vẫn thản nhiên, lạnh lùng sẵn sàng từ giã cõi đời khi ching thấy chiếc lá nào của cây thường bám trên bức tường gạch.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự kiên cường, gan góc của chiếc lá - tác phẩm của cụ Bơ-men, nhưng cô ngỡ là chiếc lá thật đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên dể sống đối lập với nghị lực yếu đuối, sẵn sàng buông xuôi chờ chết của mình.
Nhà văn kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Như vậy đủ để người đọc còn xúc cảm, nghĩ suy, tưởng tượng và suy đoán thêm. Đây là cách tạo dư âm cho truyện.
Câu 4: Chứng minh rằng truyện Chiếc lá cuối cùng của Henri qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho ngựời đọc.
Chiếc lá cuối cùng được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc và nêu bật chủ đề của truyện.
Theo dõi diễn biến của nhân vật Giôn-xi, ta thấy cô bị viêm phổi nặng đi đến trạng thái tuyệt vọng. Cô đếm những chiếc lá của cây leo thường xuân bám bên kia tường và nghĩ rằng mình sẽ không vượt qua được cái chết khi những chiếc lá kia không sống được với mùa Đông khắc nghiệt giá băng. Cô đoán chắc với Xiu: "Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi, em mệt lắm rồi. Em muốn buông xuôi hết thảy và dong buồm xuôi theo dòng như một trong những chiếc lá mệt mỏi và tội nghiệp kia1 Thế nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của cụ Bơ-men đã không rụng dù mưa tuyết, dù giá lạnh. Chính chiếc lá ấy là ngọn lửa đã nhóm lên trong lòng Giôn-xi niềm khát khao được sống. Cô nói điều dó với Xiu: “Muốn chết là một tội”, “Xiu ơi! Một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.
Đây là lần đảo ngược tình huống đầu tiên.
Lần đảo ngược tình huống thứ hai gắn với hành động của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trên tường trong đêm đông giá lạnh, tuyết rơi, chỉ một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Cụ đã dồn tất cả tình thương yêu con người, cuộc sống vào ngòi bút vẽ, quyết giành giật Giôn-xi ra khỏi bàn tay của thần chết. Cụ đã đạt ý nguyện của mình. Nhưng bản thân cụ đã nhiễm bệnh nặng và từ trần vì bệnh viêm phổi.
Sự đảo ngược tình huống này càng làm truyện thêm xúc động.