Đăng ký

Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

3,550 từ

A. ĐỀ BÀI
Câu 1: Tìm những từ ngữ làm phép nối trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp nối đó.
Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống đơn, không cần hái hoa nữa; ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vị hoạ sĩ đã bắt gặp điều thực ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ỷ sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến di dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
Câu 2: Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 
Câu 3: Phân tích khổ thơ sau đây:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
            (Nguyễn Duy, Ánh trăng)
Câu 4: Phân tích bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm và nói lên những suy nghĩ của em.
B. GỢI Ý
Câu 1: - Những từ ngữ làm phép nối trong đoạn văn là: Và, Vì, Vì
-       Tác dụng: Phép nối trong đoạn văn trên dùng quan hệ từ Và biếu thị ý bổ sung, quan hệ từ Vì biểu thị ý nguyên nhân để liên kết các câu.
Câu 2:
Truyện kể về ông Sáu và cô con gái tên Thu. Câu chuyện như sau: Ông Ba và ông Sáu là đôi bạn nhà gần nhau. Năm 1946 hai người cùng đi bộ đội. Lúc đó, ông Sáu có một đứa con gái lên một tuổi tên Thu. Năm 1954, hoà bình lập lại, hai người cùng được về thăm quê.
Ông Ba cùng ghé thăm nhà ông Sáu. về đến nhà, thấy có bé gái khoảng tám tuổi đang chơi, ông Sáu biết là con gái mình nên ông gọi con và giơ tay ra định ôm con vào lòng. Nhưng thật bất ngờ, con bé tái mặt đi và bỏ chạy. Suốt mấy ngày ở nhà, ông Sáu không đi đâu, chỉ vỗ về con. Nhưng càng vồ về thì con bé càng đẩy ông ra. Nhất định nó không gọi ông là ba. Nó nói với ông toàn nói trống không. Thậm chí, trong bữa àn, ông gắp trứng cá lên chén cơm của nó, nó hất trứng cá đi làm cơm bắn tung toé cả mâm. Giận quá, không kìm được, ông Sáu đã đánh vào mông nó. Nó liền bỏ sang nhà ngoại.
Sáng hôm sau, ông Sáu phải lên đường. Bất ngờ, con bé thay đổi thái độ. Nó gọi ông Sáu là ba và ôm lấy ông, hôn lên mặt, lên mũi, hôn lên cả vết thẹo. Thì ra, trong đêm ở với ngoại, ngoại của bé Thu đã hỏi và biết rõ nguyên nhân nó không gọi ông Sáu là ba bởi trên mặt ông Sáu có một vết thẹo dài trên má, mà tấm hình ba nó chụp với má thì không có vết thẹo. Được ngoại giải thích về nguyên nhân ông Sáu có vết thẹo, con bé 11160 ra và sáng sớm nó đòi ngoại nó đưa về. Mọi người và ông Sáu dỗ mãi, con bé mới đồng ý để ông Sáu đi nhưng nó dặn ông mua chó nó một cây lược, ơ căn cứ, ông Sáu xin được một khúc ngà voi và tỉ mỉ cưa thành chiếc lược ngà cho con trên có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nhưng ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông thò tay vào túi áo ngực lấy ra cây lược đưa cho người bạn chiến đấu là ông Ba. Ông Ba được biết gia đình chị Sáu không ở làng nữa mà đã lên Sài Gòn, có lần lại nghe chị Sáu quay về miền Đông nên cũng chưa thể trao chiếc lược ngà, một kỉ vật thiêng liêng cho bé Thu, con ông Sáu. Trong một lần, ông Ba đi công tác, bất ngờ gặp một CÔ giao liên thông minh, nhanh nhẹn và rất hồn nhiên. Ông Ba thấy rất quen nên hỏi thăm và biết đó chính là con ông Sáu, Ông Ba trao chiếc lược ngà cho Thu. Khi chia tay cô giao liên, ông Ba đà gọi Thu bằng con.
Câu 3: Phân tích khổ thơ:
Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thống nhất đất nước, ông vẫn bền bỉ sáng tác. Năm 1978, sau khi nước nhà thống nhất được ba năm, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy sáng tác bài thơ Ánh trăng. Ánh trăng là sự tự ngẫm của riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà nhìn ngẫm lại thời đã qua và từ tâm trạng riêng tiếng thơ ông như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở. Khổ cuối của bài thơ là lời đúc kết suy ngẫm, lời nhắc nhở của nhà thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh" vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Nghĩa tả thực chính là chỉ ánh trăng thiên nhiên. Trăng của thiên nhiên cứ tròn trên bầu trời đế chiếu ánh sáng dịu mát xuống mặt đất. Ý nghĩa tượng trưng “Trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ. Từ láy “vành vạnh" chỉ sự trọn vẹn, đủ đầy. Cụm từ “người vô tình" chỉ những con người đã lãng quên quá khứ. Ánh trăng “im phăng phắc" chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và với mỗi chúng ta. Con người có thế vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Chỉ qua một khổ thơ mà tác giả đã gửi đến độc giả một thông điệp lớn lao: hãy có một thái độ, một tình cảm đúng đắn, nghĩa tình đối với những năm tháng quá khứ gian lao, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
Câu 4. Phân tích bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm và nói lên những suy nghĩ của em.
1.     Đặt vấn đề
-      Chu Quan Tiềm là nhà lí luận văn học và mĩ học nổi tiếng của Trung Quốc.
-      Bàn về đọc sách là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của những người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau. Bài viết được ông Trần Đình Sử dịch sang tiếng Việt.
-      Phân tích bài viết chúng ta sẽ thấy được những đóng góp to lớn của tác giả. Bởi lẽ, bài viết đã nêu lên được tầm quan trọng của việc đọc sách, những khó khăn và thiên hướng sai lạc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Đồng thời bài viết còn giúp cho chúng ta biết được phương pháp đọc sách.
2.      Giải quyết vấn đề
a) Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
-      Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”.
-         Đọc sách là ta hưởng thụ “các kiến thức và lời dạy mà biết bao người trong quá khứ phải tìm kiếm mới thu nhận được”.
-        Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách đế có thế làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn.
—> Đọc sách giúp con người hiếu rộng, hiểu sâu về thế giới tự nhiên, về xã hội loài người.
b)       Những khó khăn và thiên hướng sai lạc trong đọc sách
-         Sách tích luỹ ngày càng nhiều dẫn đến việc đọc sách ngày càng không dễ. Sách đọc nhiều nhưng tích luỳ lại thì ít.
-         Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Nhiều người tham đọc nhiều mà thiếu sự chọn lọc. “Họ “lãng phí thời gian trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt” nên “bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản””.
Tác giả khẳng định trong tình hình đọc sách hiện nay vẫn còn những người gặp khó khăn và có thiên hướng sai lạc trong đọc sách. Từ đó, tác giả đưa ra lời bàn về phương pháp đọc sách.
c)        Phương pháp đọc sách
-          Phương pháp đọc: Đọc sách không cốt đọc lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. “Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng” thì nên dành thời gian và sức lực đọc “một quyển thực sự có giá trị”. Nếu đọc 10 quyển mà chỉ lướt qua thì nên “chỉ lấy một quyển mà dọc mười lần”. Đọc ít mà đọc kĩ thì “sẽ tập thành nếp nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất”.
-          Cách chọn lựa sách. Mỗi người cần chú ý hai loại sách sau:
+ Sách đọc để có kiến thức phổ thông. Kiến thức phổ thông là kiến thức mọi công dân trên thế giới hiện nay cần biết, phải biết.
+ Sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Cần đọc loại sách này để hoàn thành tốt công tác chuyên môn của mình.
-> Không nên chỉ đọc một trong hai loại sách mà cần biết kết hợp để vừa hiểu rộng lại hiểu sâu những điều đã đọc.
3.       Kết thúc vấn đề
-         Những lời bàn của tác giả về đọc sách vừa đạt lí vừa thấu tình: các ý kiến đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ, có dẫn chứng. Tác giả đã trình bày bằng cách phân tích rất cụ thế nên người đọc dễ nhận biết điều tác giả muốn nói.
-         Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
-        Bài nghị luận có tính thuyết phục, hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị.
-        Từ bài đọc, mỗi chúng ta đều có thế rút ra được bài học bổ ích cho bản thân và cách chọn sách, cách đọc sách.

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà"

Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe