Tìm hiểu cơ bản về tác phẩm "Uy lít xơ trở về" chính xác nhất
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 1. Cuộc đời
- Hô-me-rơ sống vào khoảng thế kỉ IX - VIII trước Công nguyên, nhà thơ vĩ đại người Hi Lạp và của nhân loại. Ngày nay, tiểu sử chính thức về Hô-me-rơ-rốt không còn. Các nhà khoa học dựa vào tên gọi của ông (Hô-me-rơ có nghĩa là mù lòa, từ chữ Hô-me-rơ-rốt trong tiếng Hi Lạp cổ), và các truyền thuyết để phỏng đoán thời điểm sống và sáng tác cũng như gia thế của ông.
- Theo đó, Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien. Cái tên này được lấy từ dòng sông Mê-lê vùng đất thuộc Ki-Ốt, gần Xmi-nơ nơi ông chào đời. Là con ngoài giá thú của một địa chủ giàu có nhưng bị bố chối bỏ trách nhiệm, Mê-lê-xi-gien được một thầy giáo nhận nuôi dạy.
- Để mở mang tầm hiểu biết, Mê-li-xi-gien không chỉ kết giao với các nghệ nhân đương thời mà còn đi du ngoạn khắp nơi trên đất Hi Lạp. Đến đâu, Mê-li- xi-gien cũng đều cố tìm hiểu, ghi nhớ những áng văn thơ ngợi ca các vị thần linh, các anh hùng vốn phổ biến nhiều nơi. Không may cho chàng trai trẻ, Căn bệnh đau mắt ngày một trầm trọng hơn. Cuối cùng, đôi mắt của nhà thơ đầy triển vọng đã mù lòa. Từ đó, người ta không còn gọi tên thật của chàng nữa. Chàng trở thành thi nhân lỗi lạc của mọi người với cái tên Hô-me-rơ.
- Nhưng bắt đầu từ đấy, vinh quang dồn dập đến với Hô-me-rơ. Với 1-li-át và ô-đi-xê, Hô-me-rơ trở thành thi nhân bất tử.
2. Tóm tắt tác phẩm Ô-đi-xê
Sử thi (Odyssey, khoảng thế kỉ thứ IX trc CN) bao gồm 12.110 câu thư, được chia thành 24 ca khúc. Sự tích lấy từ thần thoại, kể chuyện trở về quê hương I-tác của Uy-lít-xơ.
Sau khi hiến kế con ngựa gỗ để triệt phá thành Tơ-roa, người Hi Lạp chia nhau của cái và nô lệ rồi lên đường trở về. Sử thi ô-đi-xê bắt đầu bằng việc chư thần trên đỉnh Ô-lim-pơ hội họp để đưa ra quyết định buộc tiên nữ Ca-líp-xô phải để Uy-lít-xơ trở về quê hương sau khi đã giữ chàng lại đó suốt bây nàm trời với hi vọng được kết nghĩa vợ chồng với chàng.
Vị thần đưa tin Héc-mét đến gặp Ca-líp-xô truyền lại ý của chư thần, Ca-líp-xô đành để Ưy-lít-xơ đóng bè ra đi. Sau mười bảy ngày thuận buồm xuôi gió, thần đại dương Pô-dê-i-đông, vốn có thâm thù với Uy-lít-xơ vì chàng làm mù con mắt duy nhất của con trai mình, phát hiện thấy Uy-lít-xơ sấp thoát khỏi tay mình bèn quyết định trừng phạt chàng lần cuối. Thần phóng đánh tan bè Uy-lit-xơ. May nhờ nữ thần Lơ-cô-tê tặng chiếc khăn hộ mạng nén Ut-lít-xơ mới thoát chết, dạt vào xứ sở người Phê-a-xi, vùng đất mà theo lời tiên tri đặt chân được đến đó thi Uy-lít-xơ sẽ bình yên trở về nhà.
A-tê-na, nữ thần hộ mạng Uy-lít-xơ luôn theo sát bên chàng, đã biến hình đến giục công chúa Nô-xi-ca đi ra cửa sông giặt giũ với mục đích để nàng gặp Uy-lít-xơ. Nô-xi-ca gặp ưy-lít-xơ nhưng chàng giấu họ tên, chỉ nhận là người gặp nạn, xin giúp đỡ, Nô-xi-ca chỉ đường cho Uy-lít-xơ đến nhà mình. Nô-xi- tút, Vua xứ Phè-a-xi, mở tiệc chiêu đãi Uy-lít-xơ. Nghệ nhân Đe-mô-đô-côt được mời đến, mang tai năng thi ca của mình để giúp vui cho mọi người. Nghệ nhân kế lại các chiến công hiển hách của Uy-lít-xơ. Chàng xúc động, ngồi che mặt khóc. Nô-xi-tút nhận thấy bèn hỏi rõ sự tình. Lúc ấy Ưy-lít-xơ mới nói rõ họ tên mình rồi kể lại các chặng đường phiêu lưu trước khi dạt đến đảo tiên nữ.
Rời thành Tơ-roa, Ưy-lít-xơ cùng các bạn đến xứ sở người Xi-côn ở Tra-xơ, đến xứ sở của người Lô-tô-pò-pha-dơ, nơi có cây Lô-tốt, ai ăn quả của nó sẽ không muốn về quê hương. Ưy-lít-xơ cùng các bạn, sau đó, đến xứ sở của người khổng lồ Xi-clốp. Nhờ trí tuệ và cẩn trọng nên Uy-lít-xơ mới có thể làm mil Con mắt độc nhất của Pô-li-phem và đưa các bạn thoát về thuyền. Pô-li-phem là con của Pò-dê-i-đông nên Uy-lít-xơ bị thần căm thù, luôn tìm cách hành hạ
Thuyền của Uy-lít-xơ đến đảo của thần gió Ê-ô-lơ. Thần tiếp đón Uy-lít-xơ và các bạn nồng hậu rồi tặng cho chiếc bình da nhốt đủ thứ gió. Nhờ đó, đoàn thuyền của Uy-lít-xơ về gần đến I-tác. Nhưng có người trong đoàn tò mò mở bình ra xem, các thứ gió thoát ra, hóa bão tố thổi ngược đoàn thuyền về đảo thần gió. Sau đó, đoàn thuyền đến xứ sở những khổng lồ ăn thịt người Le-xtri- gông. Mười một thuyền bị hại, chỉ còn thuyền Uy-lít-xơ lại đến đảo mụ phù thuỷ Xiếc-xê. Mụ ta biến các bạn của Uy-lít-xơ thành lợn. Nhờ Héc-mét giúp đỡ, Uy-lít-xơ cứu được các bạn. Xiếc-xê khuyên chàng xuống âm phủ hỏi hồn Tê-rô-đi-át trước khi về I-tác. Uy-lít-xơ làm theo lời Xiếc-xê. Chàng gặp được linh hồn mẹ chàng, đã chết vì tuổi tác và quá nhớ chàng. Chàng được nhà tiên tri Tê-rê-đi-át cho biết chàng sẽ được trở về nhà sau bao nhiêu gian khó, giết chết bọn cẩu hôn và đoàn tụ với gia đình.
Thuyền của Uy-lít-xơ tiếp tục hành trình. Đi qua đảo của các nàng tiên Xi-ren có giọng hát mê hồn, quyến rũ bất kì ai quên đi xứ sở của mình. Ưy-lít-xơ nhét sáp vào tai các bạn, tự trói mình vào cột buồm để được nghe giọng hát đó. Khi đến xứ sở của Ka-ríp và Xi-la, thuyền của chàng bị bắt mất sáu người. Tiếp tục, họ đến đảo của thần Mặt Trời. Do hết lương thực, trong khi Ưy-lít-xơ đang ngủ, các bạn chàng giết đàn bò của thần Mặt Trời để ăn cho đỡ đói. Dớt tức giận, nổi giông tô đánh đắm thuyền giết chết hết mọi người trừ Uy-lít-xơ. Chặng đạt đến dảo ỏ-gi-ghi và được Ca-líp-xô cứu thoát.
Hôm sau, bạn trai Phê-a-xi đưa Uy-lít-xơ về I-tác. Lúc quay lại, Pô-dê-i- đông trừng phạt họ vì đã giúp Uy-lít-xơ bằng cách biến họ thành đá. Uy-lít-xơ nghe theo lời khuyên của A-tê-na đến gặp người chăn lợn trung thành ơ-mê. Để cải trang cho Uy-lít-xơ, A-tê-na biến chàng thành người hành khất, rồi nữ thần sẻ tìm đưa Tê-lê-mác về. Trong lốt hành khất, Uy-lít-xơ bịa chuyện chàng đã gặp Uy-lít-xơ và nói cho ơ-mê biết thế nào Uy-lít-xơ cũng trở về Trong lúc đó, A-tê-na báo mộng bảo Tê-lê-mác về I-tác, đến gặp ơ-mê. ơ-mê giới thiệu chàng với khách lạ rồi theo lệnh Tê-lê-mác, ơ-mê về đồ thị báo với Pê-nê-lốp rằng Tê-lê-mác đã về. Tê-lê-mác nhận ra cha, hai cha con tính kế tiêu diệt bọn cầu hôn. Theo đó, Tê-lê-mác sẽ về trước và giả vờ không nhận ra Ưy-lít-xơ. ưy-lít-xơ sẽ cải trang thành hành khất và về sau. Nghe tin Tê-lê-mác trở về, tên Ang-ti-gút cầm đầu bọn cầu hôn bàn định việc giết Tê-lê-mác. Pê-nê-lốp mắng nhiếc bọn chúng.
Trên đường ơ-mê đưa Uy-lít-xơ trở lại nhà, chàng bị tên chăn dê phản chủ Mê-lăng-ti-ốt mắng nhiếc nhưng vẫn nhẫn nhục chịu đựng. Con chó ác- gốt vui mừng nhận ra Uy-lít-xơ song vì quá già nên nó đã gục xuống chết. Uy- lít-xơ vào nhà mình xỉn ăn, bọn cầu hôn lăng nhục, ném ghế vào chàng nhưng chàng vẫn nhẫn nhục. Pê-nê-lốp tức giận việc vị khách lạ bị đối xử không tốt trong nhà mình. Uy-lít-xơ trò chuyện cùng Pê-nê-lốp nhưng vẫn dấu thân phận mình, chì thông báo là đã từng gặp Uy-lít-xơ và nói chắc chắn chàng sẽ về. Nhũ mẫu ơ-ri-clê rửa chân cho vị khách ăn mày nên đã nhận ra chủ của mình nhờ vết sẹo ở chân. Uy-lít-xơ dặn nhũ mẫu không được để cho ai biết mình đã về. Uy-lít-xơ muốn trừng trị bọn tôi tớ nhưng sợ bại lộ nên phải nén lòng.
Pê-nê-lốp quyết định lấy cây cung của Uy-lít-xơ ra tổ chức cuộc thi. Ai bắn được mũi tên xuyên qua được mười hai cái vòng trên mười hai cái rìu thì sẽ lấy được nàng. Nhưng chẳng ai giương nổi cây cung. Uy-lít-xơ cho ơ-mê và Phi- lê-ti-ốt biết mình đã về và sai họ đóng chặt cửa. Trước đó, Tê-lê-mác đã mang hết vũ khí đi cất giấu. Uy-lít-xơ xin dự thỉ, chàng bắn một mũi tên xuyên qua cả mười hai cái vòng. Rồi chàng bắn chết Ang-ti-nút, trước khi lộ rõ thân phận kết tội bọn chúng. Tiếp đó, với sự giúp đỡ của Tê-lê-mác và hai người hầu trung thành, chàng lần lượt hạ từng tên một, giết chết hết 108 kê cầu hôn hỗn láo. Bọn thị nữ và đám người hầu tráo trờ cũng bị trừng trị. Uy-lít-xơ được Pê- nê-lôp nhìn nhận sau khi vượt qua thử thách "chiếc giường cưới".
Người nhà của 108 kẻ cầu hôn đến báo thù. Uy-lít-xơ và mọi người dũng cảm chống lại. A-tê-na xuất hiện ngăn cản đôi bên. Mọi người chấp nhận sự hoà giải và cùng nhau sống hòa bình. Ô-đê-xê là pho sử thi độc đáo của Hô-me-rơ. Tác phẩm cho thấy tài nghệ kể chuyện bậc thầy của tác giả. Uy-lít-xơ hiện lên như một biểu tượng của trí tuệ, tình cảm, đạo đức cao cả và dĩ nhiên không thể thiếu sức mạnh cơ bắp. Trí tuệ rất được đề cao trong tác phẩm bởi đấy là thời kì người Hi Lạp mở rộng giao lưu buôn bán ra thế giới bên ngoài. Ô-đi-xê xứng đáng là bài ca về cuộc sống hòa bình, phát triển của người I h Lạp cổ đại.
II. Đoạn trích "Uy-lít-xơ trở về”
1. Xuất xứ
- Thuộc ca khúc thứ XXIII.
- Uy-lít-xơ trở về đoàn tụ với gia đình.
2. Nhàn vật và các mối quan hệ
- Vin bản có bốn nhân vật: Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác và ơ-cri-lê.
- Quan hệ của họ như sau:
+ Pê-nê-lốp - Uy-lít-xơ: vợ chồng
+ Pê-nê-lốp - Tê-lê-mác: mẹ con
+ Pê-nê-lốp Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác - Ơ-cri-lê: chủ tớ
- Các quan hệ trên cho thấy văn bản chi tập trung vào quan hệ gia đình.
3. Nhân vật trung tâm
- Tuy nhan đề văn bản là Uy-lít-xơ trở về những nhân vật trung tâm ở đây là Pê-nê-lốp.
- Bởi lẽ Pê-nê-lốp xuất hiện trong mọi đối thoại của văn bản và là người thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản: ca ngợi tình vợ chồng chung thủy sắt son.
4. Bố cục
Văn bản có thể được chia làm hai đoạn:
- Đoạn một: Từ đầu đến "... người kém gan dạ”: Pê-nê-lốp không nhận chồng. Đoạn này có bốn nhân vật.
- Đoạn hai: Phần còn lại: Pê-nê-lốp thử thách và nhận chồng. Đoạn này có hai nhân vật.
5. Lập bảng về số lần đối thoại và đối tượng nhân vật giao tiếp
Nhân vật | Số lần đối thoại | Đối thoại với ai |
Pê nê lốp | 5 | Ơ ri clê, Tê lê mác, Uy lít xơ |
Uy lít xơ | 3 | Pê nê lốp, Tê lê mác |
Tê lê mác | 2 | Pê nê lốp, Uy lít xơ |
Ơ ri clê | 2 | Pê nê lốp |
6. Nhân vật Uy-lít-xơ
a. Các vai Uy-lít-xơ đóng:
- Vai hành khất
- Vai dũng sĩ diệt kẻ xấu
-Vai người chồng
- Sớ dĩ ưy-lít-xơ phải làm như vậy vì anh ta ở vào tình thế rất nguy hiểm. 108 kẻ cầu hôn sẵn sàng giết chết anh ta để chiếm đoạt tài sản và vợ. Trong vai hành khất, Uy-lít-xơ còn có mục đích dò xem Pê-nê-lốp còn chung thủy với mình hay không.
b. Trong văn bản, định ngữ Hô-me-rơ dùng để đệm sau tên Uy-lít-xơ
- Hô-me-rơ: ưy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại.
- Tê-lê-mác: "cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan”
- Pê-nê-lốp: "Chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan”
c. Ba phẩm chất cơ bản của người anh hùng Ưy-lít-xơ: khôn ngoan, cao quý và nhẫn nại. Những chi tiết chứng tỏ ba phẩm chất trên của Uy-lít-xơ:
- Cao quý: + Yêu thương vợ con, quê hương, xứ sở.
+ Tiêu diệt kẻ xấu bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Nhẫn nại: Bị Pê-nê-lốp dửng dưng, thử thách mà không hề tức giận.
- Khôn ngoan: + Hiểu được tấm lòng của Pê-nê-lốp.
+ Lo liệu trước mọi chuyện để đối phó với gia đình 108 kẻ cầu hôn vừa bị giết.
7. Nhân vật Tê-lê-mác
- Được khắc họa thông qua đối thoại của chính Tê-lê-mác với các nhân vật khác, chứ không hề được miêu tả hay phân tích tâm lí.
- Tê-lê-mác đối thoại với mẹ và cha, qua đó tính cách Tê-lê-mác được bộc lộ như sau:
+ Bộc trực, thẳng thắn: trách mẹ khi mẹ không nhận cha.
+ Người con hiếu thảo: biết nghe lời cha mẹ.
+ Tấm lòng dũng cảm: tự nhận mình “không phải là người kém gan dạ”.
8. Bản chất cách vợ chồng Uy-lít-xơ đối thoại với con trai Tê-lê-mác:
- Đấy là kiểu đối thoại ngụ ý, nói với con nhưng thực chất là nói với người kia.
- Cụ thể: + Pê-nê-lốp: “Con có thể tin chắc rằng thể nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được nhau một cách dễ dàng...”
+ Ưy-lít-xơ: "Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn là như vậy”.
9. Nhân vật Pê-nê-lốp
a. Định ngữ Hô-me-rơ dùng đế đệm sau tên Pê-nê-lốp
- Định ngữ thận trọng(Pê-nê-lốp thận trọng).
- Định ngữ này xuất hiện bốn lần:
Hai lần khi Pê-nê-lốp đối thoại với Ơ-ri-clê.
Một lần với Tê-lê-mác.
Một lần với Uy-lít-xơ.
b. Biểu hiện "thận trọng” của Pê-nê-lốp
- Chưa vội tin lời nhũ mẫu ơ-ri-clê về chuyện Uy-lít-xơ đã trở về: “Chuyện già kể không hoàn toàn đúng sự thực. Đây là một vị thần...”.
- rù Tê-lê-mác gay gắt trách móc nhưng Pê-nê-lốp vẫn chưa tin: "lòng mẹ kinh ngạc quá chừng...”.
- Dà Uy-lít-xơ có nói cạnh khóe Pê-nê-lốp vẫn chưa thật tin.
- Pê-nê-lốp chỉ tin vào phép thử của mình, vào dấu hiệu riêng của hai người. Nguyên nhân khiến Pê-nê-lốp chưa vội tin ngay lời nhũ mẫu:
Vì cuộc đời lắm kẻ gian trá.
Vì cách xa và bặt tin hai mươi năm, Uy-lít-xơ khó có thể sống sót trở về.
Vì vừa mới hôm qua Uy-lít-xơ trong vai kẻ hành khất kể cho Pê-nê-lốp chuyện ông ta đã gập Ưy-lít-xơ và sau khi tắm xong Uy-lít-xơ “đẹp như một vị thần”'.
Vì một người đơn độc khó có thể giết chết 108 kẻ cầu hôn (nên Pê-nê- lốp cho đấy là thần linh).
c. Phép thử của Pê-nê-lốp
- Lì chiếc giường.
- Bí mật nằm ở chân giường, một cái chân giường được làm từ gốc cây Ô-liu.
- Uy-lít-xơ chặt hết cành lá, đẽo vuông góc cày, nảy đường mực, khoan lỗ kh.lp xung quanh, làm thành một cái chân giường.
g. Diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp
- Hoài nghi dao động khi nghe Ơ-ri-clê báo tin vì cho rằng Uy-lít-xơ đã chết và bọn cầu hôn bị trừng phạt là do một vị thần.
- Rất đỗi phân vân, lòng sửng sốt khi đối diện với ưy-lít-xơ.
- Kinh ngạc, không nói nên lời, không dám nhìn thẳng vào mặt ưy-lít-xơ.
- Bình tĩnh khi đối đáp với Uy-lít-xơ: "Tôi không coi thường, coi khinh ngài”.
- Xúc động, nước mắt chan hòa khi nhận ra chồng.
In. Sự khôn ngoan của Pê-nê-lốp
- Thể hiện qua những câu nói với Tê-lê-mác, thực chất là để thăm dò Uy- 1
- Đưa chi tiết cái giường ra thật bất ngờ: đêm trước đó Uy-lít-xơ đòi ngủ một mình thì tiếp theo Pê-nê-lốp sai dợn “chiếc giường bí mật” cho chàng ngủ.
- Khi nhận chồng liền vội đưa ra lí do vì sao mình giữ khoảng cách với chồng:
+ Khen chồng thông minh (có nghĩa hàm ý chàng hiểu vì sao mình phải xử sự như vậy).
+ Lo sợ bị kẻ xấu giả dạng Ưy-lít-xơ lừa mình.
+ Chàng biết được bí mật chiếc giường (chi tiết này cho thấy ngoài Uy- lít-xơ ra thì không còn người đàn ông nào khác biết, chứng tỏ 20 năm nay Pê-nê-lốp vẫn một mực chung thủy).
10. Khái niệm so sánh mở rộng hoặc so sánh đuôi dài
- Đây là đặc điểm độc đáo của lối so sánh sử thi.
- Người so sánh nêu hàng loạt đặc điểm của sự vật, sự việc rồi mới nêu đối tượng được so sánh hoặc ngược lại.
- Thể hiện ở đoạn cuối cùng của văn bản.
- Cụ thể: Dịu hiền thay mặt đất khi những người gặp nạn trên biển vào được bờ giống như Pê-nê-lốp gặp lại chồng.
11. Khái niệm “sự trì hoãn sử thi" và cách thể hiện của Hô-me-rơ
- Đấy là cách kể mà người kể đi miêu tả ti mi một sự kiện, sự vật nào đó trước khi quay lại với diễn biến chính của câu chuyện.
- Trong văn bản, Hô-me-rơ thể hiện qua các phạm vi sau:
+ Lời đối thoại: các đối thoại ở đây thường rất dài, chẳng hạn như lời thoại Pê-nê-lốp dùng để bày tỏ lí do thử thách chồng.
+ Lời miêu tả cái chân giường của Uy-lít-xơ.
+ Lối so sánh kéo dài ở cuối tác phẩm.
12. Chủ đề
- Đoạn trích ngợi ca tình thủy chung vợ chồng son sắt.
- Ca ngợi trí tuệ và đạo đức của con người.
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn
Chúc các bạn học tập tốt <3