Đăng ký

Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn

984 từ

A. PHÂN TÍCH ĐỀ
1.            Kiểu bài: Phân tích đặc điểm nhân vật Nhuận Thổ trong hai giai đoạn khác nhau của cuộc đời ông.
2.            Nội dung: Khi còn là một cậu bé: Nhuận Thổ đẹp và khỏe mạnh, sống hồn nhiên, mạnh dạn, chân tỉnh, thông minh, lanh lợi, tháo vát, dũng cảm. Nhưng khi đã lớn, trái lại, Nhuận Thổ trở thành chậm chạp, đần độn, thô kệch, nặng nề. Đã vậy lại rụt rè, khép nép. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do cuộc sống bị áp bức, bóc lột
3.            Tư liệu: Lấy những chi tiết miêu tả, tự sự về Nhuận Thổ cũng như những cảm nghĩ trong truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn để làm sáng tỏ.

   >>> Xem ngay: Hướng dẫn Soạn văn bài Cố hương lớp 9 siêu ngắn gọn
B. DÀN BÀI
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật phần phân tích
2. Thân bài
a) Phân tích đặc điểm nhân vật Nhuận Thổ
Sự biến đổi về diện mạo, tinh thần của Nhuận Thổ qua ngôn ngữ, động tác và đặc biệt là quan hệ với nhân vật xưng tôi
b) Khi nhỏ (Gặp lần đầu)
Đẹp và khỏe mạnh: khuôn mặt hồng hào, bậu bĩnh.
Hồn nhiên, mạnh dạn, chân tình: nhanh chóng kết thân với cậu bé con chú nhỏ, gọi nhau bằng anh em, khi xa nhau còn gửi cho nhau bọc lông chim.
Thông minh, tháo vát, lanh lơi, dũng cảm: biết nhiều thứ, làm được nhiều việc, bắt chim, nhặt sò, dũng cảm.
b) Khi đá lớn (Gặp lần sau)
Chậm chạp, đần độn, thô kệch, nặng nề: khuôn mặt đầy nếp nhăn, chiếc áo bông cũ móng mành.
Rụt rè, sợ hãi, cung kỉnh, khép nép: xưng hô "Thưa ông...”, ý thức rò sự phân chia đẳng cấp.
Sống bất lực, cam chịu: khuôn mặt im lìm như tượng đá, sùng bái tượng gỗ, tin thờ thần linh.
c) Đánh giá nhân vật
Tưởng như co hai Nhuận Thổ. Do đâu có sự thay dối đó? Chinh những sự hà khắc, bóc lột, áp bức của xã hội tạo nên sự sa sút kinh khủng trong tính cách của Nhuận Thổ. Anh chỉ là nạn nhân, cũng như biết bao người nông dân Trung Quốc khác ngày ấy.
3. Kết bài
Qua việc tượng thuật chuyện về quê lần cuối cùng của Tấn (nhân vật xưng tôi) thể hiện những rung cảm của Tân struowcs sự thay đổi ghê gớm của Nhuận Thổ nói riêng, của làng quê nói chung, tác giả đã lên ác tội ác của chế độ phong kiến đối với nông dân, chỉ cho mọi người thần xã hội phân chia giai cấp là do con người làm ra. Từ đó ông chuyển sang ý nghĩa là phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người không bao giờ phải cách bức nhau cả.

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân

Chúc các bạn học tập tốt <3