Đăng ký

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

2,020 từ

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Ca dao trên nói về sự vất vả của người nông dân khi trồng lúa. Vậy cây lúa là gì, tại sao người nông dân lại phải bỏ nhiều công sức cho nó đến vậy? Xin trả lời rằng cây lúa là hình ảnh rất thân thuộc, gần gũi với người Việt Nam. Cây lúa gắn bó với người Việt từ rất lâu rồi, nó như vận mệnh, cuộc sống của người nông dân.
 
Về mặt sinh học, cây lúa là một loài thực vật nằm trong ngành Thực vật có hoa, lớp Thực vật một lá mầm, thuộc hoa Hoà thảo. Lúa được gọi theo tên khoa học là Oryza, có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi. Lúa được chia làm hai loài là Oryza glaberrima và Oryza sativa.

Cây lúa ở Việt Nam được chia làm hai loại, lúa cạn gieo ở trên nương và lúa nước trồng ở đồng bằng. Thời xưa, nước ta chủ yếu trồng lúa nước vì vậy đã tạo nên một nền văn minh lúa nước.
 
Lúa là loài thực vật sống ngắn ngày, có thể cao tới 1 - l,8m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2 - 2,5cm) và dài 50 - 100cm. Các hoa nở thụ phấn nhờ gió, mọc thành cụm hoa nhánh cong hay rũ xuống, dài 30 - 50cm. Hạt là loài quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2 - 3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sản phẩm thu được từ cây lúa gọi là thóc. Sau khi sát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gọi là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ latinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất.

Việc trồng lúa rất phù hợp ở nước ta vi chi phí nhân công thấp, lượng mưa lớn, có mưa - bão theo chu kì. Lúa có thể trồng ở bất kì đâu, thậm chí ở khu vực sườn đồi hay vùng núi.
 
Ớ miền Bắc, thóc giống được ngâm cho nảy mầm. Người ta đem hạt nảy mầm (mộng mạ) gieo xuống đất, mầm lớn lên thành cây mạ. Mạ được nhổ, đem ra ruộng cây và phát triển thành cây lúa.
 
Khác với miền Bắc, một số tỉnh ở miền Trung và miền Nam lại gieo thẳng lúa vào các mảnh ruộng được tưới với yêu cầu đảm bảo nguồn nước cho cây và ngăn không cho cỏ dại phát triển.

Ở vùng núi cao, người ta trồng lúa ở các mảnh ruộng bậc thang trên các sườn đồi. Cách gieo, cấy không khác gì nhiều so với các ruộng lúa nước, nhưng giống lúa là lúa cạn và được tưới nước thường xuyên.
 
Khi cây lúa đã phát triển thì có thể bón phân theo chu kì cho đến khi thu hoạch. Ngày trước, chỉ có hai vụ là vụ mùa và vụ chiêm, ngày nay khoa học phát triển, lúa đã trồng được quanh năm. Điều đó giúp chúng ta từ một nước thiếu gạo trở thành một nước xuất khẩu gạo nhiều thứ hai thế giới (sau Thái Lan).

Để làm ra gạo, cũng phải trải qua nhiều công đoạn khá công phu. Khi lúa chín, người nông dân thu hoạch về, đập lúa lấy thóc, phơi khô rồi xay giã. Đó là cách làm từ ngày xưa, còn bây giờ, khi kĩ thuật phát triển, người ta dùng máy móc để thu hoạch, tuốt lúa, xay, sát...

Công đoạn tiêp theo là giã (hoặc sát) nhằm loại bỏ mầm hạt và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để tạo ra hạt gạo trắng ngần.
 
Các sản phẩm làm ra từ lúa gạo rất nhiều. Ngoài cơm (tẻ) ta ăn hằng ngày còn có xôi, bún, phở, cháo,... Các loại bánh làm từ gạo có rất nhiều và mỗi vùng quê lại có những loại bánh riêng mang bản sắc, hương vị vùng miền. Những loại bánh mà ta hay ăn nhất có thể kể đến: bánh đa, bánh đúc, bánh trôi, bánh chay, bánh rán, bánh xèo,...
 
Không chỉ có lúa gạo mới có thể tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống mà ngay đến các sản phẩm thừa trong quá trình xay xát lúa thành gạo cũng rất hữu ích. Cám gạo là một mặt hàng giá trị ở châu Á và được dùng nhiều cho những như cầu thiết yếu hằng ngày.

Cây lúa ngày nay được ví như chính con người. Cây lúa từ bao đời đã đi vào những câu ca dao, tục ngữ cũng như chính cuộc sống của chúng ta. Nhánh lúa vàng còn xuất hiện trang trọng trên Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa. Việt Nam.
 
Ngày nay, khoa học phát triển đã lai tạo được nhiều giống lúa mới có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường sống và cũng có nhiều loại phân bón, chất kích thích, thuốc trừ sâu đế tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Tuy điều này giúp tăng sản lượng lúa nhưng nó đã làm giảm đi chất lượng gạo, các loại chất kích thích, thuốc trừ sâu có nhiều hóa chất độc hại sẽ gây ra các bệnh nan y như ung thư khi dùng nhiều lúa gạo có chứa các chất này. Vì vậy, các nhà khoa học hãy cố gắng tìm ra các giông lúa mới vừa đảm bảo chất lượng vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
Lúa là vận mệnh của đất nước ta, giá trị của nó không thể tính bằng tiền mà phải tính bằng cả tấm lòng. Hãy nâng cao giá trị, hãy bảo vệ cây lúa. Đó vừa là nhiệm vụ vừa là nghĩa vụ không thể bỏ qua của mỗi chúng ta ...