Soạn Hịch tướng sĩ ngắn gọn, xúc tích- Ngữ văn lớp 8
Soạn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đầy đủ nhất
Trần Quốc Tuấn là vị tướng kiệt xuất của dân tộc ta, ông là người có hiểu biết sâu rộng, thấu tình đạt lý và lập được nhiều chiến công hiển hách. Trong trận đánh quân Mông Nguyên, để đoàn kết binh sĩ và nhận được sự ủng hộ của toàn dân, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch tướng sĩ để kêu gọi binh sĩ đứng lên vì tổ quốc. Cùng soạn Hịch tướng sĩ để có thêm cái nhìn tổng quan về tác phẩm này nhé!
Hướng dẫn soạn bài Hịch Tướng sĩ chi tiết, ngắn gọn
Câu 1: Bố cục bài Hịch tướng sĩ
Bài Hịch tướng sĩ được chia làm 4 phần chính:
- Phần 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu lên những tấm gương của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách ngàn đời nay để từ đó khích lệ ý chí của binh sĩ, lập công danh rạng non sông.
- Phần 2 (từ đoạn tiếp đến "cũng vui lòng"): Tố cáo và lên án sự hống hách cùng tội ác không thể tha thứ của kẻ thù.
- Phần 3 (từ đoạn tiếp đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không"): Đưa ra cái nhìn thấu đáo sự phải trái, đúng sai trong hành động của các vị tướng sĩ.
- Phần 4 (từ đoạn tiếp theo đến hết): Từ đó nêu lên nhiệm vụ cấp bách của binh sĩ, đồng thời khích lệ tinh thần chiến đấu chống lại kẻ thù.
Xem thêm:
Thể Hịch là gì? Nêu ví dụ các tác phẩm được viết theo thể Hịch
Nghệ thuật tạo nên đặc sắc cho Hịch tướng sĩ
Câu 2 soạn Hịch tướng sĩ: Tội ác không thể tha thứ của kẻ thù:
- Những kẻ xâm lăng tham lam và có hành vi tàn bạo, mất nhân tính: Chúng đòi hỏi của cải vàng bạc từ người dân, bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng đều chị chúng vét sạch. Hơn thế nữa chúng con ngang ngược đi lại hiên ngang ngoài đường để tỏ quyền uy, bắt nạt dân lành
- Những hình tượng ẩn dụ đặc sắc "lưỡi cú diều", "thân dê chó" thể hiệu sâu sắc nỗi căm giận của Hưng Đạo Vương trước sự tráo trợ, độc ác của kẻ thù. Những hình ảnh đó còn được Trần Quốc Tuấn chỉ ra nỗi nhục lớn của dân tộc khi để cho chúng đe dọa chủ quyền đất nước, mảnh đất tổ quốc quê hương máu thịt bị xâm phạm.
Soạn Hịch tướng sĩ câu 3: Lòng yêu nước sâu sắc cùng sự căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:
- Hành động: ông “quên ăn”, quên cả ngủ, suy nghĩ trằn trọc, “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”
- Tâm thế và cảm xúc: đầy sự uất ức, căm tức khi vẫn chưa thể trả thù nhà, sẵn sàng hy sinh bản thân để rửa mối nhục cho quê hương, cho đất nước.
Câu 4: Trần Quốc Tuấn đã nêu ra những hành động sai của tướng sĩ:
Soạn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đầy đủ, ngắn gọn nhất
- Nghiêm khắc phê phán thái độ của những cá nhân thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ khi chứng kiến đất nước mình bị làm nhục
- Lên án những thú vui tầm thường trong khi cả đất nước đang lâm vào cảnh khốn cùng: thích uống rượu ngon, mê gái đẹp, ưa nhàn hạ săn bắn tiêu khiển.
- Làm tiền đề thức tỉnh ý thức của binh sĩ và nhiệm vụ trách nhiệm bản thân với an nguy của đất nước
=> Khi chỉ ra những điều sai trái nghĩa quân, tướng sĩ phạm để thức tỉnh ý thức tự tôn dân tộc, qua đó vạch ra hướng đi đúng đắn, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù là mục đích cốt yếu.
Câu 5: Giọng văn đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm
- Giọng văn linh hoạt, mỗi đoạn đều có mục đích riêng. Có khi là lời nói đầy đanh thét vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng cảnh ngộ căm giận quân giặc xâm phạm lãnh thổ, lúc lại là lời khuyên răn phân tích đúng sai, đôi lúc lại nghiêm khắc.
- Sử dụng giọng điệu linh hoạt như vậy phù hợp với nội dung và mạch cảm xúc của tác giả, góp phần tác động sâu sắc cả về suy nghĩ lẫn tình cảm khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với bản thân họ và đối với vấn đề an nguy của dân tộc
Xem thêm:
Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về cách lập luận của tác giả trong bài Hịch tướng sĩ
Câu 6 soạn Hịch tướng sĩ: Đặc sắc về giá trị nghệ thuật
- Giọng văn khi mang âm hưởng nghẹn ngào, lúc lại sục sôi, căm phẫn đầy sự hùng hồn, khi lại mỉa mai chế giễu và kinh thường quân địch, khi nghiêm khắc, khi lại có lúc dứt khoát, ra lệnh mạnh mẽ của bậc bề trên.
- Kết cấu cực kỳ chặt chẽ, hệ thống luận điểm hợp lý, lập luận sắc bén.
- Sử dụng đan xen nhiều kiểu câu nguyên nhân - kết quả đầy tính thuyết phục.
- Phối hợp nhiều biện pháp tu từ đặc sắc như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại để đạt được dụng ý tác giả
Câu 7: Hệ thống luận điểm khích lệ nhiều mặt rồi tập trung vào một trọng điểm chính
- Khích lệ tinh thần yêu nước sâu sắc cùng tình cảm của những người dân cùng lâm vào cảnh ngộ nước mất nhà tan
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi hận của kẻ bị giặc ngoại xâm cướp nước
- Khích lệ tinh thần lập công trạng cho đời sau và ý chí hết mình xả thân vì nước.
- Khích lệ tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trước tình cảnh vận mệnh của quốc gia lâm nguy
=> Luận điểm chính: Khích lệ tinh thần yêu nước cháy bỏng của mỗi binh sĩ, từ đó tạo nên một khối đại đoàn kết quyết tâm kháng chiến thành công và thắng lợi
Trên đây là bài soạn Hịch tướng sĩ chi tiết, ngắn gọn nhất giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa. Từ đó hiểu được nội dung bài, giúp học tập tốt hơn. Đừng quên theo dõi các bài soạn văn 8 khác trên CungHocVui nhé.