Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngắn gọn nhất
I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
1. Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn gồm có ba ý. Mỗi ý viết thành ba đoạn văn.
2. Dấu hiệu hình thức cần dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.
3. Khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
II.TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
a. Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn thứ nhất là “Ngô Tất Tố”.
b. Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản, từ ngữ chủ đề của đoạn văn là Tắt đèn.
c. Từ nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề như sau: SGK
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
a. Nội dung trình bày của đoạn văn có thể khác nhau. Ví dụ:
- Đoạn thứ nhất có từ ngữ chủ đề, yếu tố chủ đề ấy duy trì đối tượng trong đoạn văn.
- Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề, triển khai theo trình tự nội dung của văn bản. Câu chủ đề ở đầu đoạn văn. Ý của đoạn văn này là nêu lên một cách khái quát về tác phẩm theo trình tự diễn dịch.
b. Đoạn văn có câu chủ đề “Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp”. Câu ở ngay đầu đoạn và nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự diễn dịch.
III.LUYỆN TẬP
Câu 1: Văn bản Ai nhầm có thể chia thành hai ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:
Đoạn 1: Nói về ông thầy lười: Sao chép nhầm văn tế.
Đoạn 2: Khi người ta trách thì cãi liều là “chết nhầm”.
Câu 2: Cách trình bày nội dung các đoạn văn.
a. Diễn dịch b. Song hành c. Song hành
Câu 3:
- đoạn văn theo cách diễn dịch:
“Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đãi chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hồ Chủ Tịch đã nói “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
- Chuyển đoạn văn thành văn quy nạp:
“Chúng ta có thể tự hào về những trang sử vẻ vang từ thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Câu 4:
- Theo em nên vận dụng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” vào cuộc sống.
- Một đoạn văn: Có một nhà thơ đã viết: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Trong cuộc đời mỗi một con người, khi phấn đấu không mệt mỏi để đạt những thành tích về học tập, lao động, chúng ta thường vấp phải những thất bại, đắng cay: “Thi không ăn ớt, thế mà cay”. Thất bại ấy do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ta tìm đúng được nguyên nhân, ta bước tiếp thì ta sẽ thành công. Nhiều khi để thành công phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục nhược điểm nhiều lần và nhiều khi thất bại không phải chỉ xảy ra một lần, vì như người ta nói “không cái dại nào giống cái dại nào”. Vận dụng câu tục ngữ này trong cuộc sống ta thấy ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ đầy tính thuyết phục và thực tiễn.