Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Thế nào là đoạn văn?
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản đã cho gồm hai ý chính:
- Khái quát tác giả Ngô Tất Tố.
- Giá trị cơ bản tác phẩm Tắt đèn.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một đoạn văn có thể nhận biết dựa vào chữ viết hoa thụt đầu dòng của đoạn và dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành thể hiện một ý tương đối trọn vẹn.
Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có nhiều câu tạo thành.
Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
a. Từ ngữ chủ đề ở đoạn 1 : Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông.
b. câu chủ đề văn bản trong đoạn 2 : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Ta biết đó là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của đoạn, ngắn gọn và đứng ở cuối đoạn.
c.
– Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
a. Cách trình bày đoạn văn trong văn bản đã cho:
- Đoạn 1: Không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề, trình bày song hành.
- Đoạn 2: Câu chủ đề ở cuối đoạn, trình bày quy nạp.
- Đoạn 3: Câu chủ đề ở đầu đoạn, trình bày diễn dịch.
b.
– Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh...”.
- Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự quy nạp.
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản đã cho có thể chia thành 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:
- Ý 1: Thầy đồ lười lấy văn tế ông thân sinh chép lại đưa chủ nhà tế vợ.
- Ý 2: Sự việc xảy ra và cãi vã.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Cách trình bày trong các đoạn:
Đoạn vănVị trí câu chủ đềCách trình bày nội dung
a.Đầu đoạndiễn dịch
b.Không cósong hành
c.Không cósong hành