Đăng ký

Soạn bài Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8 tập 2

1,185 từ Soạn bài

Với bài Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch Hồ Chí Minh, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Tức cảnh Pác Bó đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

tức cảnh pác bó

Xem thêm Nhận xét về giọng điệu của bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó

 Xuất xứ: Vào tháng 2 – 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê – nin). Bài thơ Tức cảnh Pác Bó chính là bài thơ thể hiện lên cuộc sống của Bác trong những năm tháng đó.

Câu 1 (Trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

- Thể thơ của bài thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật - 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Đây cũng là một thể loại thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc

- Các bài thơ cùng loại đã từng được sáng tác: Bánh trôi nước, Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya,....

Câu 2 (Trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

- Toàn bài thơ là giọng điệu lạc quan, vui tươi và hóm hỉnh

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện qua bài thơ: Tuy cuộc sống gian khổ nhưng Bác cảm thấy vui thích, thoải mái vì được sống nơi thiên nhiên hoang vu trong lành.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là "sang" bởi:

      + Bác luôn mong muốn một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên

      + Bác yêu con đường Cách Mạnh của mình

→ ở Pác Bó có cả 2 yếu tố đó, nên dù khó khăn, thiếu thốn Bác vẫn cảm thấy sang.

Câu 3 (Trang 29 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

Nguyễn Trãi từng ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Còn đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, người cũng tìm thấy niềm vui trước vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên lúc đêm khuya.

- Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là thú của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội, muốn lánh đục về trong, tự tìm cuộc sống an bần lạc đạo.

- Thú lâm tuyền của Hồ Chí Minh gắn với con người hoạt động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực chất đó lại là một chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Bác với cuộc sống, với thiên nhiên. Bác sống hòa nhập với thiên nhiên mà không hề cảm thấy sự khắc khổ, khó khăn. Được sống và hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui, là lẽ sống của Hồ Chủ Tịch nên Người không hề cảm thấy bất mãn hay không hài lòng với thực tại.

Thông qua phần Soạn bài Tức cảnh Pác Bó, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một tài liêu tham khảo hữu ích gửi đến cho các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt!

 

 

shoppe