Soạn bài Tôi đi học đầy đủ nhất - Ngữ văn lớp 8 tập 1
Với bài Tôi đi học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Tôi đi học đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Bố cục:
Văn bản được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu... trên ngọn núi
Nội dung: Nhân vật "tôi" nhớ lại những cảm xúc và kỉ niệm trên con đường đến trường.
Phần 2: Tiếp theo.... xa mẹ tôi một chút nào hết
Nội dung: Những cảm xúc và kỉ niệm khi đứng trong sân trường và nghe đọc tên vào lớp.
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Những cảm xúc và kỉ niệm khi ngồi trong lớp học.
Xem thêm Cảm nhận nhân vật tôi trong tác phẩm "Tôi đi học".
Phân tích hình ảnh so sánh trong bài "Tôi đi học".
Câu 1 (Trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Kỉ niệm của buổi khai trường đầu tiền được gợi về trong nhân vật "tôi" bởi các hình ảnh:
- Những em nhỏ trông có vẻ rụt rè, núp dưới nón của mẹ khi lần đầu tiên được mẹ đưa tới trường
- Thời tiết mùa thu, lá ngoài đường rụng rất nhiều và trên bầu trời không có những đám mây bàng bạc
- Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự:
+ Thời gian: từ hiện tại nhà văn hồi tưởng lại quá khứ, nhà văn kể chuyện ngày đầu tiên đi học từ lúc chuẩn bị cho tới lúc đến trường.
+ Không gian: từ không gian ngoài đường đến không gian trong sân trường và không gian trong lớp học.
Câu 2 (Trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Tâm trạng bỡ ngỡ, bối rối của nhân vật tôi được thể hiện qua các chi tiết:
- Tự nhiên thấy lạ dù đã cùng mẹ đi trên con đường này rồi
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mình đứng đắn và trang trọng trong bộ quần áo vải dù
- Cầm mấy quyển vở trên này mà thấy nặng, không quen. Khi nhìn thấy các bạn cầm sách vở và bút thước mà không lộ vẻ khó khăn gì nên xin mẹ cho thử sức cầm cả bút thước như các bạn khác.
- Đến trường thấy sân trường dày đặc cả người nên đâm ra lo sợ vẩn vơ, nhìn các bạn học sinh lớp trên xếp hàng vào lớp mà cảm thấy chơ vơ.
- Khi nghe gọi tên và rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp:
+ Trong lúc ông đốc gọi tên thì "tôi" cảm thấy quả tim như ngừng đập, khi gọi đến tên mình thì giật mình, lúng túng.
+ Khi sắp rời bàn tay mẹ thì cảm thấy nặng nề một cách kì lạ, thấy một bạn ôm mặt khóc thì cũng dúi đầu vào lòng mẹ và nức nở theo.
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
+ Thấy bất ngờ và thích thú nhưng không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
Câu 3 (Trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học:
- Ông đốc: nhìn các bạn nhỏ với cặp mắt hiền từ và cảm động, tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi
⇒ Người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.
- Thầy giáo nhận học sinh: một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp
⇒ Thầy giáo tạo cảm giác thân thiện, vui vẻ cho học sinh
- Các phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu đến trường, cùng dự buổi tựu trường và ở bên động viên, khích lệ cho các bạn nhỏ khỏi rụt rè, bỡ ngỡ
Như vậy: thái độ của những người lớn đối với những em bé lần đầu đi học đó là: rất quan tâm, có trách nhiệm, thân thiện, cởi mở, chan chứa yêu thương, gây ấn tượng tốt với các em bé về buổi học đầu tiên.
Câu 4 (Trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Hình ảnh so sánh "tôi quên thế nào được... quang đãng" thể hiện được cảm giác trong sáng tươi vui của nhân vật "tôi" khi lần đầu đến lớp.
- Hình ảnh so sánh "Ý nghĩ ấy.... ngọn núi" thể hiện sự ngây thơ của nhân vật "tôi" khi cho rằng chỉ có những người thành thạo mới cầm được bút
- Hình ảnh so sánh "Họ như con chim... e sợ" cho thấy tâm trạng bỡ ngỡ của các học sinh lần đầu đến lớp.
- Hình ảnh so sánh "Họ thèm vụng và ước ao... trong cảnh lạ" cho thấy khao khát được là người học sinh thân quen với ngôi trường, là một phần của ngôi trường xinh đẹp này.
Câu 5 (Trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn "Tôi đi học":
+ Sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thi vị
+ Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng
+ Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật "tôi"
+ Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả làm cho cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên, hợp lí.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
+ Tình huống truyện
+ Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật "tôi"
+ Những kỉ niệm bỡ ngỡ ngày đầu tiên đến trường được thể hiện một cách chân thực làm cho độc giả cũng nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Thông qua phần Soạn bài Tôi đi học, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!