Đăng ký

Soạn bài Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương - Văn 11

1,498 từ Soạn bài

Với bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn Soạn bài Thương vợ đầy đủ và chi tiết nhất!

     Bố cục:

- 6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú - vợ của nhà thơ

- 2 câu thơ cuối: Nỗi lòng của tác giả

   Ngoài ra, có thể chia theo kết cấu: Đề, thực, luận, kết

2 câu đề + 2 câu thực + 2 câu luận: Hình ảnh bà Tú với những nỗi vất vả buôn bán hằng ngày, phải nuôi chồng con

2 câu kết: tình yêu thương vợ của tác giả

Câu 1 (Trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Hai câu đề kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải chịu:

+ Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.

+ Mom sông: Địa điểm làm ăn treo leo, nguy hiểm, không ổn định.

→ Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.

- Hai câu thực đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú:

+ Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

+ Quãng vắng, đò sông: Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

+ Biện pháp đối: khi quãng vắng >< buổi đò đông.

+ Eo sèo: Gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.

→ Hai câu thực miêu tả nỗi vất vả, cơ cực, khó khăn của bà Tú.

=> Bốn câu thơ đầu tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương.

Soạn bài thương vợ

Xem thêm Dàn ý phân tích Thương vợ

Các bài Phân tích Thương vợ

Câu 2 (Trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

- Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”

- Hình ảnh thân cò được tác giả sử dụng trong hai câu thơ ở phần thực là một hình ảnh ẩn dụ, nó tượng trưng cho người phụ nữ với nhiều đức tính đáng quý trong xã hội phong kiến xưa.

- Qua hai câu thơ thực người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương mà Tú Xương dành cho người vợ lam lũ, vất vả của mình. Hình ảnh thân cò càng làm tăng thêm nỗi đau về thân phận của người phụ nữ thời xưa.

Câu 3 (Trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

   Hai câu cuối chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.

   Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn, đó chính là một biểu hiện trong nhân cách nhà thơ qua tiếng chửi trong bài thơ.

Câu 4 (Trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Bài thơ thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ.

   Yêu thương, quý trọng, biết ơn với vợ là những điều làm nên cốt cách của Tú Xương. Hơn nữa, trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách thẳng thắn là một việc rất đáng quý trọng.

=> Nhân cách của Tú Xương chân thật, cao đẹp.

Thông qua phần Soạn bài Thương vợ của Cunghocvui.com, chúng mình hy vọng các bạn sẽ nắm được tác phẩm này đầy đủ nhất. Chúc các bạn học tốt!

shoppe