Đăng ký

Soạn bài: Thương vợ (Trần Tế Xương - Siêu ngắn)

617 từ Soạn bài

Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú qua con mắt nhìn của nhà thơ Tú Xương.

Phần 2 (hai câu thơ còn lại): Lời tự trách, tự giễu của nhà thơ.

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh bà Tú:

   + Quanh năm: sự kiên nhẫn, chịu thương chịu khó.

   + Công việc của bà Tú: buôn bán ở mom sông.

   + Nuôi đủ năm con với một chồng: gánh vác cả gia đình.

   + Thân cò: số phận bé nhỏ, truân chuyên, vất vả.

   + Eo sèo: phải chịu nhiều lời kêu ca, kì kèo, phải nhẫn nhịn đủ đường.

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đức tính cao đẹp của bà Tú:

   + Lặn lội thân cò khi quãng vắng: chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm.

   + Năm nắng mười mưa dám quản công: chịu nhiều vất vả nhọc nhằn nhưng vẫn giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, âm thầm, không than vãn.

Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của chính nhà thơ, đó là lời nhà thơ trách đời bạc bẽo, cũng là lời tự trách chính mình đã khiến bà Tú phải chịu thêm khó nhọc.

Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

-Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện một cách chân thanh, giản dị, không hoa mĩ, cầu kì.

-Qua đó, ta thấy được tấm lòng của nhà thơ dành cho vợ, đồng thời thấy được nhân cách cao đẹp, lòng tự trọng của một nhà nho, một người chồng.

Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:

   + Hình ảnh con cò: biểu tượng cho những số phận nhỏ bé, vất vả, phải chịu kiếp sống truân chuyên, trắc trở.

   + Thành ngữ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”

→ Một duyên hai nợ: Lời than vãn số phận bất công thay cho vợ mình của nhà thơ.

→ Năm nắng mười mưa: Khắc họa dáng vẻ tảo tần, phẩm chất chịu thương chịu khó của bà Tú.

Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

shoppe