Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (Siêu ngắn)
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
a. Đề tài:
+ Mỗi tác phẩm mang một đề tài – lĩnh vực cuộc sống mà nhà văn lựa chọn, thể hiện trong tác phẩm văn học.
+ Việc lựa chọn đề tài là bước đầu biểu hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.
VD: Nguyễn Khuyến trong chùm thơ thu, nhà văn chọn đề tài mùa thu để miêu tả cảnh thu điển hình ở Bắc bộ Việt Nam.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải thể hiện, phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá.
- Có tác phẩm nhỏ, ngắn nhưng chủ đề lớn (Nam Quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt)
- Có tác phẩm đồ sộ thì chủ đề lại nhỏ (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung )
Trong các tác phẩm có giá trị lớn có khi có nhiều chủ đề có chủ đề chính, có chủ đề đan xen (Sử thi Đăm săn)
Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học: tổng hợp, thống nhất trong văn bản và bổ sung cho nhau.
Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văm học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ, nhiều tác phẩm ưu tú đã đạt sự thống nhất ấy.
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Điểm giống nhau: tình cảnh cơ cực của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Khác nhau:
+ “Tắt đèn” miêu tả cuộc sống của người nông dân ở nông thôn trong những ngày sưu thuế bị dồn đến bước đường cùng phải bán con vẫn không xong buộc phải vùng lên phản kháng.
+ “Bước đường cùng” miêu tả cuộc sống hằng ngày diễn ra quanh năm suốt tháng của người nông dân. Họ bị áp bức, bóc lột, bị bọn địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất nên lâm vào bước đường cùng, không lối thoát phải đứng lên chống lại.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm:
- Nội dung bao hàm cả bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.
- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn (Những mùa quả ... thăm lặng mẹ tôi).
- Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (khổ thơ cuối). Tác giả ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã cất công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình.
- Nhưng sau đó, là nỗi "hoảng sợ" của đứa con:
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Nỗi "hoảng sợ" đó là sự lo lắng sâu sắc của đứa con. Nó chính là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ "mẹ" ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.