Đăng ký

Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (Siêu ngắn)

538 từ Soạn bài

a.

- Đối tượng của các văn bản thuyết minh trên

   + Văn bản (1): đối tượng thuyết minh là Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

   + Văn bản (2): Đối tượng thuyết minh là bưởi Trúc Bạch.

- Mục đích thuyết minh;

   + Văn bản (1): Giới thiệu nét độc đáo của lễ hội thổi cơm của làng Đồng Vân

   + Văn bản (2): Giới thiệu một đặc sản quê hương trong nước và quốc tế.

b. Các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh trong mỗi văn bản

- Văn bản 1:

   + Giới thiệu khái quát về hội thi

   + Miêu tả các bước tiến hành hội thi

   + Khâu chấm thi

- Văn bản (2):

   + Giới thiệu và mô tả đặc trưng, hình thức của bưởi Trúc Bạch.

   + Mô tả các khâu bổ bưởi, thưởng thức bưởi.

   + Quảng bá thương hiệu Bưởi Trúc Bạch.

c.

- Văn bản (1) sắp xếp các ý theo trình tự thời gian (vì cần phải dõi theo diễn biến của hội thi).

- Văn bản (2) sắp xếp các ý theo trình tự không gian (bám sát các bộ phận của quả bưởi và các khâu bổ bưởi).

d. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh

- Theo trình tự thời gian.

- Theo trình tự không gian

- Theo trình tự logic

- Theo trình tự hỗn hợp.

Câu 1 (trang 168 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nếu thuyết minh bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão nên chọn hình thức kết cấu theo trình tự logic hoặc trình tự hỗn hợp.

Câu 2 (trang 168 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nếu thuyết minh một di tích thắng cảnh của đất nước có thể lần lượt giới thiệu những nội dung sau:

- Khái quát về di tích.

- Các bộ phận của di tích hay thắng cảnh đó.

- Lịch sử của di tích hay thắng cảnh.

- Giá trị văn hóa của di tích hay thắng cảnh.

Các nội dung trên có thể sắp xếp theo trình tự không gian hoặc theo trình tự hỗn hợp.