Đăng ký

Soạn bài Nhớ rừng

3,097 từ Soạn bài

Câu 1. Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.

Trả lời:

-     Đoạn 1: Cảnh ngộ bi kịch — bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo (...) vô tư lự’ và tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ.

-     Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhung nhớ, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua hoài niệm về cảnh núi rừng đại ngàn dữ dội, kỳ vĩ tương xứng với vẻ đẹp oai hùng, sức mạnh vô biên của vị chúa sơn lâm.

-     Đoạn 3, ngoài nỗi nhớ, niềm khao khát tự do và sự kiêu hãnh còn có cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa te rừng xanh: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

-     Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối của cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng  hùng vĩ...

-      Đoạn 5: Niềm đau đớn và vô vọng của kẻ anh hùng sa cơ, đành thả hồn trong “giấc mộng ngàn to lớn” - giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do.

Câu 2. Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3)

a. Hãy phân tích từng cảnh tượng.

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này.

c. Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng thiên nhiên nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được thể hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?

Trả lời:

Bài thơ có sự tương phản gay gắt giữa cảnh vườn Bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) với cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và 3)

a) Cảnh nơi vườn Bách thú tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh “không đời nào thay đổi”, nhân tạo (không phải là thế giới của tự nhiên), đều do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên hết sức tầm thường giả dối, “học đòi, bắt chước” đại ngàn hoang vu.

Đối lập với cảnh vườn bách thú tầm thường là cảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ với vẻ thâm nghiêm bóng cả cây già chứa đựng nhiều bí ẩn: “hang tối”, “thảo hoa không tên tuổi”, “rừng sâu bí mật”, với những thanh âm dữ dội, man dại, “gió gào ngàn”, “nguồn hét núi”. Cảnh vật không chỉ oai hùng, linh nghiêm mà còn rực rỡ vô cùng, “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh cây xanh nắng gội”, những chiều lênh lảng máu sau rừng”, tươi vui vô cùng: “tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

⟹ Căm hờn sự tù túng, tầm thường. Vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ đại ngàn.

b) Đoạn 2 và 3 là hai đoạn hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh rừng núi đại ngàn phóng khoáng dữ dội mà thơ mộng và hình ảnh vị chúa rừng xanh uy nghi, lẫm liệt ngự trị trong vương quốc của nó.

-     Ớ đây, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh đế dựng nên sự kỳ vĩ của núi rừng cũng như tư thế uy nghi của con mãnh thú: tung hoành, hống hách, gào, hét, thét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc. Cộng thêm là cách dùng đại từ xưng hô “Ta” đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế của vị chúa sơn lâm.

-      Hình ảnh phong phú, gợi cảm, đặc biệt giàu chất tạo hình.

Giữa cảnh núi rừng kì vĩ hiện lên (hình ảnh) oai linh của chúa sơn lâm. Trước khi để con hổ xuất hiện, tác giả dựng nên một không gian rộng lớn, một không khí oai hùng kinh sợ. Khi rừng xanh “thét gào khúc trường ca dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Trước hết là bàn chân, một bước chân dõng dạc đường hoàng và sau đó mới là tấm thân với chiều dài uốn lượn của tấm lưng “lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng vờn bóng âm thầm lả gai, cỏ sắc rất uyển chuyến, mềm mại - một vẻ đẹp của sự “tích trữ sức mạnh” (Vũ Quốc Phương). Cuối cùng, tác giả tập trung thế hiện ánh mắt “mắt thần khi đã quắc là khiến cho mọi vật đều im hơi”. Cách chọn lựa các chi tiết đã giúp tác giả thể hiện được vẻ đẹp vừa dũng mãnh vừa mềm mại của chúa sơn lâm. Nếu đoạn 2, Thế Lữ tập trung thế hiện các chi tiết của động tác con mãnh thú thì đoạn 3 ông dựng nên những chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú, từ đó, người đọc cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp và sức mạnh của chúa rừng xanh. Có bốn cảnh như một bộ tứ bình với những nét đậm rõ, những mảng màu lớn đậm: đêm trăng, ngày mưa, sáng xanh chiều đỏ. Đối diện với bốn khung cảnh của thiên nhiên vũ trụ, con hố đều ở thế chế ngự với tư thế chủ động. Có khi là thi sĩ mơ màng “đứng uống ánh trăng tan”, khi là nhà hiền triết "lặng ngắm giang sơn”, khi thành bậc đế vương có “chim ca” hầu "giấc ngủ", khi lại là bạo chúa làm chủ bóng tối

Ở đoạn 3, sức mạnh của con mãnh thú không còn giới hạn chỉ trong xứ sở của mình mà mở ra phạm vi vũ trụ. Tập trung khắc họa uy quyền của vị chúa tể rừng xanh, vũ trụ là hình ảnh:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Hình ảnh rực rỡ và dễ sợ trong gam màu đỏ của máu lênh láng. Nhưng đây không phải màu của con thú rừng xấu số nào đó mà của mặt trời trong giây phút hấp hối. Ánh tà dương lúc mặt trời sắp tắt qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc màu lênh láng đỏ. Nếu từ “chết" biến mặt trời thành một sinh thể đang hấp hối sau cuộc đọ sức ghê gớm thì từ “mảnh” đã nâng cao vị thế chúa sơn lâm. Mặt trời cũng chỉ là “mánh” mà thôi, thật nhỏ bé! Bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã dẫm đạp lên cả bầu trời và cái bóng cúa nó như bao trùm cả vũ trụ. Thế Lữ, với hình ảnh đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ với bút pháp cường điệu.

-  Giọng điệu rất phong phú: khi hào hùng sôi nối mà đĩnh đạc (Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa... Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi), khi than thở nuối tiếc mà xót xa, mà chất vấn. Giọng điệu đó phù hợp tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng, hố sực tỉnh cảnh ngộ tù hãm.

c. Với việc tạo dựng hai cảnh tượng đối lập như đã nêu trên, Thế Lữ đã thể hiện thành công tâm sự con hố ở vuờn bách thú. Đó là nỗi bất hòa, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

Trước hết đây là tâm trạng của nhân vật lãng mạn: khát khao vươn tới cái cao cả, phi thường, không chấp nhận cái tầm thường, vô nghĩa. Khao khát ấy là một cách thức khẳng định cái “tôi”, khẳng định cá tính. Với khao khát đó, con người lãng mạn mang tâm trạng bất hòa với thực tại, bởi thực tại chỉ là tầm thường bó buộc, giam hãm, đối lập với ước mơ, sự tự do, cái cao cá.

Hơn thế, có ý kiến cho rằng tâm sự con hổ ở đây có bóng dáng xa gần với tâm trạng người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ cùng sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cùng “ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, cùng tiếc nhớ khôn nguôi "thời oanh liệt" với những trang sử vẻ vang của cha ông.

Câu 3. Căn cứ vào nội dung bài thơ hãy giải thích vì sao tác giả mượn "lời con hổ ở vườn bách thú". Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ?

Trả lời:

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biếu tượng rất thích hợp và đẹp đẽ đế thể hiện chủ đề bài thơ.

- Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ớ chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, nay bị giam hãm trong cũi sắt là biếu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường.

- Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. 

- Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

Việc mượn lời con hổ cũng là cách để tác giả dễ dàng thể hiện tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

Câu 4*. Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.

Trả lời:

- Khi nói "tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường" là Hoài Thanh muốn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào mãnh liệt, chi phối mạnh mẽ việc sử dụng câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ. Đây chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của tác phẩm.

- Khi nói "Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" tức là nhà phê bình khẳng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả để có thể biểu đạt tốt nhất nội dung bài thơ.

- "Đội quân Việt ngữ" có thể bao gồm nhiều yếu tố như: từ ngữ (ở đây là những từ ngữ diễn tả mạnh mẽ, đầy gợi cảm, giàu chất tạo hình như khi đặc tả cảnh sơn lâm hùng vĩ, gây cho người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng), các cấu trúc ngữ pháp, nhịp điệu và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt)

shoppe