Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngữ văn 10 tập 1
Với bài Nhàn trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1, Cunghocvui sẽ mang đến cho các bạn phần Soạn bài Nhàn đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Bố cục:
Bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm được chia thành 2 phần như sau:
Phần 1: Câu 1+2 và 5+6
Nội dung: Vẻ đẹp về cuộc sống của tác giả
Phần 2: Câu 3+4 và 7+8
Nội dung: Vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 1 (Trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Trong bài thơ, tác giả sử dụng rất nhiều số từ, đặc biệt là sự lặp đi lặp lại của số đếm “một”, việc sử dụng từ này tạo nên một nhịp điệu nhịp nhàng, thong dong, một sự lặp đi lặp lại có quy luật của cuộc sống.
- Mỗi số từ lại đi cùng một danh từ đi kèm là “mai”, “cuốc”, “cần câu”, đây đều là những nông cụ thân thuộc của nhà nông, với những nông cụ và cách dùng số từ này, có thể thấy cuộc sống của tác giả là một cuộc sống hết sức an nhiên tự tại.
- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cặp đại từ “ta”, “người” vừa diễn tả sự khách quan, đủng đỉnh của chủ thể vừa bộc lộ cá tính ngông nghênh và thú vui nông nhàn của nhà thơ.
=> Hai câu thơ đầu có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, cho thấy cái thư giãn, nhẹ nhàng, nông nhàn của nhà thơ. Nhà thơ có hoàn cảnh cuộc sống rất thong dong, nhàn hạ và tác giả rất hài lòng, hứng thú với cuộc sống ấy.
Câu 2 (Trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Nơi “vắng vẻ” ở đây là chốn thôn quê thanh bình, nơi chỉ có cuộc sống yên ả, chăm lo làm ăn của người dân.
- Theo tác giả, mình là người dại dột khi lại ngược đời tìm về nơi có cuộc sống vắng vẻ, mọi vật mọi việc đều đơn sơ, giản dị để sống. Còn người khôn nên người mới tìm đến chốn lao xao.
- Ở nơi vắng vẻ ấy, cuộc sống có thể thiếu thốn hơn rất nhiều, có thể chỉ được ăn những thức ăn dân giã, mặc đồ giản dị bình thường và làm lụng, lao động chân tay vất vả. Còn ở chốn lao xao, người ta ăn sơn hào hải vị, mặc nhung gấm lụa là thế nhưng ở đây con người ta phải hao tâm tổn trí, lo toan nghĩ ngợi đủ thứ để tìm cách tranh đấu, tồn tại được ở chốn quan trường vụ lợi.
=> Cách biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4 này khiến cho ý tứ và cách truyền tải của nhà thơ trở nên nhẹ nhàng, hóm hỉnh hơn.
Câu 3 (Trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Các sản vật trong hai câu thơ tiếp theo là những thức ăn dân giã, mùa nào thức nấy của làng quê: măng, giá. Đó là những thức ăn bình dị, sẵn có của làng quê. Khung cảnh sinh hoạt cũng rất đỗi bình thường với cảnh tắm ao, tắm hồ.
- Hai câu thơ này cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đạm bạc, cũng rất quê mùa nhưng không hề khổ cực mà lại rất hòa hợp với thiên nhiên.
Xem thêm Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Phân tích bài thơ Nhàn ( Bài 2)
Câu 4 (Trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cuộc sống nông nhàn ẩn dật, cũng là một cách sống thanh cao, rời xa hào quang và lận đận chốn quan trường.
- Sau bao lần ra vào hết mình vì việc công việc nước, ông quyết định chọn cho mình một cuộc sống an nhiên tự tại và thật bình lặng, không màng tới phú quý, lợi lộc.
- Cách sống này cho thấy một nhân cách cao đẹp của chính ông. Ông không bị động lòng, không lay động trước những phú quý và hào quang quyền lực.
Câu 5 (Trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Nếu hiểu được rõ quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ thấy đây là một quan niệm sống rất tích cực.
- “Nhàn” ở đây là việc nhàn trong suy nghĩ, tâm tưởng, nhàn ở đây là tìm về cuộc sống giản dị thanh cao chứ không bon chen trong chốn quan trường thực dụng và tranh đấu lẫn nhau. Mặc dù ông lui về quê ở ẩn nhưng ông vẫn lao động, vẫn tự mình làm lụng, ông vẫn chăm chỉ và miệt mài sống, vẫn rất hòa hợp với thiên nhiên, giữ cho mình cốt cách thanh cao.
Thông qua phần Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần soạn bài thật hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!