Đăng ký

Soạn bài Nhàn - Soạn văn lớp 10

2,103 từ Soạn bài

1. Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu. Có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Hai câu thơ đầu là công việc nhàn hạ và cuộc sống thuần hậu của thi nhân:

                      Một mai, một cuốc, một cần câu, 

                      Tha thẩn dầu ai vui thú nào.

   Cáo quan về ẩn cư  quê, Nguyễn Bỉnh Khiêm như một lão nông tri điền điềm tĩnh và tự tại khi làm vườn, khi đi câu, thơ thẩn giữa tạo vật đất trời với những công cụ lao động thông thuờng mai, cuốc, cần câu... Phép liệt kê với cách dùng số đếm rõ ràng, rành rọt: “Một... một... một...” cho người đọc cái cảm giác như thể mọi thứ đều đã đủ đầy, sẵn sàng và chu đáo.

   Nhịp điệu của bài thơ, đặc biệt là nhịp điệu của hai câu thơ này bộ lộ cốt cách tự tại điềm tĩnh lạ thường của tác giả :" Thơ thẩn dầu ai thú vui nào ". Hai câu thơ diễn tả được cái phong thái thích thanh thản ung dung của bậc ẩn cư nhàn dật . Ai là đại từ phiếm chỉ để nói về người khác , sử dụng ở đây đọc lên nghe sao thú vị. 

Cuộc sống của cụ Trạng tuy đạm bạc nhưng rất thanh cao.

2. Tác dụng của nghệ thuật đối trong câu 3, 4?

Trả lời:

- Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đời.

+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

- Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

   Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.

3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 - 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thây cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?

   Trong cảnh nhàn, về với thiên nhiên, sống thuận hòa cùng tự nhiên, sinh hoạt hằng ngày hằng năm của Tuyết Giang Phu Tử bao giờ cũng bình dị đơn sơ mùa nào thức đó:

                 Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

                  Xuân tắm hồ sen, hạ tắm áo.

   Măng trúc, giá đỗ là những thức ăn quê mùa dân dã, đạm bạc thanh cao vì đây là cây nhà lá vườn do chính tự công sức mình làm nên. Ăn là vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Thì cùng tắm hồ, tắm ao như bao kẻ mộc mạc chân quê khác, chẳng hề bận rộn những đòi hỏi, phiền toái cầu kì.

Tùy mùa, tùy thời, thời nào thức ấy cuộc sống thi nhân tuy đạm bạc mà không khổ hạnh, tuy bình dị mà thanh cao. Hai câu luận làm thành một bộ tranh tứ bình có cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông với các cảnh sinh hoạt thụ hưởng gồm đủ mùi vị sắc hương mà lại hết sức thanh thoát, nhẹ nhàng, thanh cao mà đạm bạc.

4. Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyến Bỉnh Khiêm?

Hai câu cuối khép lại bài thơ dẫn một điển tích:

                    Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

                    Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Ngày xưa, Thuần Vu Phần uống rượu say nằm mộng dưới gốc cây, bừng giấc mộng, tỉnh dậy hiểu ra phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, rượu đến gốc cây, người chỉ uống từng hớp. Uống từng hớp ở đầu môi mà chép miệng để cho biết vị, nghĩa là người chẳng cần say, không cần vào mộng, tỉnh thức mà vẫn xem phú quý tựa chiêm bao. Đủ thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng là một bậc thức giả với trí tuệ vộ cùng tỉnh táo, với nhãn quan tỏ tường, cách nhìn thông tuệ. Ông đã lựa chọn thái độ từ bỏ “chôn lao xao” quyền quý để đến với “nơi vắng vẻ” sông đạm bạc mà thanh cao.

5. Quan niệm sống nhàn của Nguyển Bỉnh Khiêm là gì?

   Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với tự nhiên, đối lập với danh lợi, giữa cốt cách thanh cao. Tuy có nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm. Tuy nhân nhưng vẫn một lòng ưu ái với đời khác hẳn với lối sông nhàn độc thiện kí thân (làm tốt cho riêng mình). Chữ nhàn trong thơ Tuyết Giang Phu Tử cũng là chữ nhàn của Chu Văn An của Nguyễn Trãi.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Qua bài thơ này ta cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sông và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc hòa hợp với tự nhiên, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt và uyên thâm.