Bài thơ: Nhàn - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
1.Xuất xứ
Nhàn là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt
2.Bố cục (4 phần)
-Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
-Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn
3.Giá trị nội dung
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
4.Giá trị nghệ thuật
-Sử dụng phép đối, điển cố
-Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu tính triết lí
-Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.
I.Mở bài
-Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc với tập thơ chữ nôm nổi tiếng Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
-Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống nhàn của tác giả.
II.Thân bài
1.Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-Liệt kê các danh từ: mai, cuốc, cần câu
→Những vật dụng gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Từ đó, gợi nên hình ảnh của một người nông dân.
-Điệp số từ: một
→Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm
-Từ láy “thơ thẩn” thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn.
-Cách ngắt nhịp: 2/2/3 thể hiện phong thái tự tại, ung dung, thanh thản
→Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động . Mai để đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động nhưng đi vào trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có cái ung dung, tự tại, có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người đang rất nhàn rỗi.
⇒Cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị trong triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.
+“Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
+“Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
- Ở đây tác giả tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết
“ Khôn mà hiểm độc ấy khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
-Nghệ thuật đối:
+Ta – người
+Dại – khôn
+Nơi vắng vẻ - chốn lao xao
→Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: Khẳng định phương châm sống của mình pha chút mỉa mai với người khác, cho thấy sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống “ lánh đục tìm trong”
⇒Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả là tránh xa vòng danh lợi, chen đua, bụi trần để giữ cho nhân cách mình thanh cao.
3.Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
-Thức ăn là những món ăn dân dã, quen thuộc: Măng trúc (mùa thu), giá (mùa đông)
-Sinh hoạt rất đời thường, tự nhiên, thoải mái, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên: Tắm hồ sen (mùa xuân), tắm ao (mùa hạ)
-Cách ngắt nhịp: 4/3 nhịp nhàng
→Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao. Đạm bạc là những thức ăn quê mùa dân dã như măng trúc, giá đỗ, sinh hoạt cũng như mọi người, cũng tắm hồ, tắm ao nhưng cuộc sống này không hề khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, chan hoà với thiên nhiên.
⇒Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, hòa quyện với thiên nhiên suốt bốn mùa của tác giả
4.Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
-Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
→Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
-“nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”
→Cái nhìm của một bậc đại nhân đại trí.
-Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mơ mà thôi
⇒Hai câu thơ thể hiện triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao.
+Tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần, giữ lấy nhân cách thanh cao
⇒Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên, không màng danh lợi, phú quý
III.Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữu giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hào hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.
Loạt bài Soạn văn lớp 10 (siêu ngắn) & Tác giả - Tác phẩm Văn 10 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10.