Soạn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Câu 1. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Trả lời:
Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:
- Ở câu thơ thứ hai: cụm từ "nại nhược hà?" nghĩa là "biết làm thế nào?" diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.
+ Nếu dịch thơ cụm từ "nại nhược hà" thành "khó hững hờ" vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.
⟶ Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá "tỉnh táo", thậm chí "hững hờ" trước cảnh đẹp tự nhiên.
- Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.
+ Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ "song" mang lại giá trị cao. Chữ "nhân" đối với chữ "nguyệt" trong cùng một câu. Chữ "nguyệt" đối với "thi gia" ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.
+ Trong nguyên tác, chữ "khán" nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành "nhòm" làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.
Câu 2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?
Trả lời:
- Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khản minh nguyệt) là một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng: có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mười phần thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thánh thơi, tàm hồn thư thái. Nhưng ở đây, Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt, trong ngục tù! Đang là một tù nhân bị đày đọa vô vàn cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống “khác loài người làm sao phù hợp với việc thưởng nguyệt! Làm sao có rượu và hoa đế thưởng trăng? Không thế cho rằng câu thơ này mang ý nghĩa phê phán (vì chắng có nhà tù nào là “nhân đạo” đến nỗi mỗi kỳ trăng sáng lại đem rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng!). Chi có thế hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không cỏ rượu và bởi những gách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.
Câu thứ hai, có cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đêm trăng quá đẹp của Bác Hồ. Câu thơ cho thấy rõ tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người. Mà trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự, và vì vậy mà càng bứt rứt, bối rối. Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.
Câu 3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:
+ Chữ "song" (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.
+ Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.
+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.
⟶ Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.
Câu 4. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biếu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thế nói, đằng sau nhừữg câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hắn lên sự đè nặng tàn bạo của tù ngục. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở... của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, đã để tâm hồn bay bống tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm.
Bài thơ là một chứng minh sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật kí trong tù: “Thân thể ở trong lao - Tinh thần ngoài lao”.
Câu 5*. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Một số bài thơ Bác viết về trăng:
- Bài “Trung thu”:
Gương trăng vành vạnh giữa mùa thu,
Sáng khắp nhân gian bạc một màu,
Sum họp nhà ai ăn Tết đó
Chẳng quên trong ngục kè ăn sầu
Trung thu ta cũng Tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợi vẻ sầu,
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt.
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(được viết khi Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch)
- Bài “Cảnh khuya"
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cố thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bài “Rằm tháng giêng" (Nguyên tiêu)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
(1948)
- Bài “Đối trăng-” (Đối nguyệt):
Ngoài song, trống rọi cây sân,
Anh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bàn song trăng nhòm.
(được viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp)
Điều đáng lưu ý là thơ Bác dành một vị trí trang trọng cho trăng. Giữa trăng và thi nhân có một mối giao hòa đồng điệu như tri âm tri kỉ. Vì thế, viết về trăng, các bài thơ của Hồ Chí Minh bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên. Bên cạnh phẩm chất nghệ sĩ ấy là cốt cách người chiến sĩ với phong thái ung dung, lạc quan, luôn hướng về ánh sáng. Mặt khác, các bài thơ viết về trăng cho thấy một phong cách đặc sắc trong thơ trữ tình của Người, đó là sự hòa quyện giữa chất cổ điển và tinh thần hiện đại.