Đăng ký

Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

568 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Ngoài những nội dung trên, để tóm tắt văn bản "Mấy nét về thơ mới" trong cách nhìn lại hôm nay cần phải bổ sung thêm nội dung:

   - Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.

   - Thơ mới đã đổi mới nội dung sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Vấn đề nghị luận: tinh thần thơ mới.

* Mục đích: giúp người đọc nhận thức đúng đắn về cuộc cách mạng của thơ mới với hai thành tựu nổi bật là cái tôi - cá nhân và đưa tiếng Việt lên tầm cao mới.

* Bố cục:

   - Phần mở đầu: câu đầu “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới”.

   - Phần thân bài:

       + Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

       + Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.

       + Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.

   - Phần kết bài: nhấn mạnh tinh thần thơ mới.

*Tóm tắt:

    Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia. Cũng có những bậc kì tài dùng cái tôi cá nhân nhưng để nói chuyện người khác chứ không nói đến mình. Khi cái tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam, nó vừa đáng thương, vừa tội nghiệp. Tâm hồn của họ thu nhỏ lại trong khuôn khổ chữ tôi. Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. Bởi thế, họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. Họ tìm về dĩ vãng để tin vào những bất diệt đảm bảo cho ngày mai.

shoppe