Đăng ký

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Siêu ngắn)

614 từ Soạn bài

Ông Sửu, cha của anh em Tí, là người cha thương con, yêu vợ, do vô tình xô vợ ngã chết nên phải lẩn trốn. Sau một thời gian, ông lẻn về quê thăm con, được biết con sống rất tốt nên ông đã đành phải ra đi. Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sửu và thằng Tí trển cầu Mê Tức, khi ông Sửu lẻn về thăm con rồi lại bỏ đi.

Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến “Phải cha đó không cha?”): Dòng tâm sự của ông Sửu khi ngồi nghỉ trên cầu.

Phần 2 (đoạn còn lại): cuộc đối thoại, gặp gỡ mừng tủi giữa hai cha con.

Câu 1 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Sự kiện được nêu trong đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm.

   + Sau khi ông Sửu tha hương, trốn tội rồi một thời gian dài sau đó, ông lẻn về quê thăm con. Được biết con đang sống rất tốt, sự xuất hiện của ông e là bất lợi nên ông lại bỏ đi. Thằng Tí con ông chạy đuổi theo cha và hai cha con gặp nhau.

Câu 2 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Tình cha đối với con: dù tha hương nhưng vẫn yêu thương, lo lắng cho con, mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp.

   + Tình con đối với cha: không chối bỏ cha mình, ngược lại mong muốn được chăm sóc, báo đáp công ơn của cha.

Câu 3 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính:

   + Ông Sửu bỏ đi, ngỡ rằng không còn được gặp con nữa thì thằng Tí con ông lại đuổi theo ông và ôm chầm lấy cha mình.

Câu 4 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tính cách người Nam Bộ: sống tình nghĩa, đạo lý, chân thành.

Câu 5 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Nghệ thuật kể chuyện: giàu kịch tính, sử dụng cốt truyện có nút thắt, cao trào.

   + Miêu tả nhân vật: khắc họa qua cả tâm lý lẫn hành động, ngôn ngữ.

   + Ngôn ngữ trong đoạn trích: gần với lời ăn tiếng nói, đậm màu sắc Nam Bộ.

Qua đoạn trích, học sinh nhận ra vẻ đẹp của tình cảm cha con, tình cảm gia đình, lối sống của trọng nghĩa tình, đạo lý của người dân Nam Bộ, đồng thời thấy được những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Hồ Biểu Chánh.

shoppe