Đăng ký

Hướng dẫn soạn bài Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

1,272 từ Soạn bài

CHA CON NGHĨA NẶNG - Hồ Biểu Chánh.

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM                                                                                                                                                1. Tác giả.                                                                                                                                                                            – Hồ Biểu Chánh là một nhà nho một nhà văn có nhiều đóng góp lớn lao cho nền văn học của Việt Nam.
– Ông là một tác giả có những sáng tác đều đặn, cần mẫn chăm chỉ trong những công việc sáng tác của mình.
2. Tác phẩm.
Cha Con Nghĩa Nặng  là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, ông có những đóng góp lớn lao và thuộc những đề tài đa dạng.
3. Bố cục: Chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến con hết quấy nữa.
Phần 2: Còn lại.

II. HƯỚNG  DẪN TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Tóm tắt truyện
 : 

Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, bài đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

2. Phân tích tình nghĩa cha con trong đoạn trích:

– Tình cảm của cha con thật sâu nặng đã thể hiện trong bài viết: Khi dõi theo những hoạt động sinh hoạt và cuộc sống của con Trần văn Sửu đã gặp con, Trần Văn Sửu gật mình ngó đầu vô, rồi day mà ngó. Thắng tý thì chạy xiết lại nắm tay của cha nó.

– Những hình ảnh được miêu tả thể hiện tình cảm gắn bó của hai cha con, Tý dòm sát mặt vào nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói, cha ơi cha, những lời nói nghẹ ngào thể hiện sự có hiếu và yêu quý đối với người cha của mình, cha cha chạy đi đâu vậy mong muốn người cha sẽ quay lại ở bên mình.

– Hình ảnh cha ôm người con khóc thể hiện người cha cũng rất yêu quý người con, mong muốn được sống bên con những ông mang mặc cảm, không dám trở về.

– Những lời giao tiếp hội thoại của hai người đã thể hiện những tình cảm cha con rất gắn bó với nhau, hai cha con biểu hiện cho tình yêu lớn lao của cha dành cho con, và tình cảm có hiếu biết yêu thương quý trọng người cha của mình của nhân vật Tý.

– Hình ảnh đó được miêu tả để thể hiện tình cảm của hai người thật sâu nặng tác giả đã viết lên những chi tiết hết sức sinh động và thu hút được lòng người.


3. Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài về tình cha con nghĩa nặng tác giả đã tạo nên những mâu thuẫn để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc đó:

– Ông luôn mong muốn người con của mình được hạnh phúc, ông khuyên người con của mình phải tìm kiếm lấy hạnh phúc của riêng mình, khi người con nói lại và muốn chăm sóc người cha thì ông đã có những hành động khuyên ngăn và dứt khoát muốn cho con của mình được hạnh phúc: Con phải tìm lấy hạnh phúc của riêng mình, con đừng cãi lời của cha…

– Những tình huống đó làm tăng tính nghệ thuật trong bài viết: Với tình cảm sâu đậm đó người cha luôn mong ước cho người con, nhưng sự hiếu thảo của người con lại làm cho những mâu thuẫn giữa hai người xuất hiện.

– Việc tác giả tạo nên mâu thuẫn đó đã làm tăng sức thuyết phục và tặng lên tình cảm quý của người con và người cha.

4. Tính cách của người Nam Bộ:

– Nam Bộ là một vùng rất giàu tình yêu thương, thông qua nhân vật tình cha con sâu nặng chúng ta có thể thấy được tình yêu đó xuất hiện trong bài viết này. Tình yêu của người cha đối với người con đã tạo nên những cung bậc cảm xúc lớn, nhưng tình cảm chân thật thu hút được sự hấp dẫn và sâu lắng trong tác phẩm.

– Con người Nam Bộ hiện lên trong không khí chan hòa và đầy cảm xúc của con người.

5. Nghệ thuật kể chuyện:

– Tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo lên những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả, cách kể chuyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho bài bài này.

shoppe