Đăng ký

Qua truyện những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam?

3,976 từ Văn mẫu

Qua truyện những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam?

     Nói thế hệ trẻ là tương lai của quốc gia không hề sai chút nào. Họ là những người đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mang đầy sức sống, với trí thông minh và nhiệt huyết gần như vô hạn. Thế hệ trẻ ngày ngay là tương lai của đất nước mai sau, và thế hệ trẻ của những năm kháng chiến chống Mỹ cũng đã mang lại cho ta một tương lai Việt Nam tốt đẹp như bây giờ. Điều này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi, trong đó có qua truyện những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam?

Suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam qua những ngôi sao xa xôi

Dàn ý hướng dẫn trả lời câu hỏi qua những ngôi sao xã xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam?

Mở bài

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi với 3 nhân vật chính là Phương Định, chị Thao và Nho.

Thân bài

-     Công việc của 3 người: : Tổ trinh sát mặt đường, công việc vô cùng hiểm nguy và vất vả

-     Bên ngoài mặc mưa bom bão đạn, chỉ cần khi vào hang thì cuộc sống của họ lại là một bức tranh hoàn toàn khác. 

-     Mỗi người một vẻ: Phương Định dịu dàng, Chị Thao trải đời và Nho nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng

-     Dù trải qua nhiều khó khăn, gian nan, vất vả họ vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Luôn sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy

-     Họ là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam khi ấy, mang trong mình những phẩm chất vô cùng tốt đẹp
Xem thêm:

Nêu ý nghĩa nhan đề những ngôi sao xa xôi

Tình huống truyện những ngôi sao xa xôi

Kết bài

-     Nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc giúp giúp người đọc hình dung được phần nào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam 

Bài văn mẫu qua những ngôi sao xã xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam?

Bài văn mẫu qua truyện những ngôi sao xã xôi của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam?

     Trong thời kì kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy gian khổ, đã có rất nhiều anh hùng sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho lý tưởng chung của đất nước, dân tộc.  Những vị anh hùng đó đôi khi không chỉ là những người lớn tuổi mà còn có cả thế hệ người trẻ Việt Nam, những thanh niên trẻ tuổi chỉ mới mười chín, đôi mươi.  

​​​​​​​     Hình ảnh những người trẻ vô cùng quen thuộc, đáng yêu, và đáng cảm phục đã được đi vào các tác phẩm văn học thời kì đó. Tiêu biểu phải kể đến là Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay hơn cả là Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.  Trong tất cả các tác phẩm đều ánh lên được tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam: Mạnh mẽ, kiên cường, không chịu khuất phục. 

​​​​​​​     Nhân vật chính trong những Ngôi sao xa xôi là ba cô gái: Chị Thao đội trưởng, Phương Định và cô em gái Nho, một cô gái nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng. Họ sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. 

Xem thêm:

Phân tích ý nghĩa nhan đề Bến quê

Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn bến quê hay

​​​​​​​     Công việc của họ nguy hiểm vô cùng: họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch ngay cả giữa ban ngày. Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá.

​​​​​​​     Dù tính chất công việc khó khăn và mạo hiểm như vậy, họ vẫn vô cùng tự hào về nó, và về cả cái tên đơn vị đặt cho: tổ trinh sát mặt đường. Có lẽ vì cái tên đó đã  gợi lên được khao khát tạo chiến tích anh hùng trong lòng họ. No  mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường.

​​​​​​​     Định- Một cô nữ sinh vừa rời khỏi trường học lên đường xung phong kháng chiến chống Mỹ hồn nhiên kể: Có những khi họ bị bom vùi luôn,  bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc, vẫn còn đùa cợt gọi nhau là “những con quỷ mắt đen".

​​​​​​​     Không khí sau mỗi vụ bom thả đều vô cùng bàng hoàng, đất như bốc khói và cả tiếng máy bay ầm ĩ đi xa dần. Họ phải chạy giữa con đường ấy, và không phải lúc nào cũng giữ được bình tĩnh, cũng có những khi thần kinh căng thẳng, tim đập bất chấp cả nhịp điệu. Bom kia chẳng biết bao giờ sẽ nỏ, có thể bây giờ, cũng có thể là chốc nữa. Thế nhưng chỉ cần khi xong việc, quay đầu nhìn lại thở phào một cái. thế là đủ. 

Các cô thanh niên vô cùng lạc quan, thơ mộng giữa chiến tranh

​​​​​​​     Bên ngoài mặc mưa bom bão đạn, chỉ cần khi vào hang thì cuộc sống của họ lại là một bức tranh hoàn toàn khác. Mát lạnh không giống thời tiết 30 độ ngoài trời, các cô thanh niên sao mà lạc quan, thơ mộng đến thế. Nằm dài nghe nhạc từ đài bán dẫn, uống nước suối pha đường,  cuộc đời chỉ cần thế thôi cũng đủ gọi là hạnh phúc. 

​​​​​​​     Cũng giống như vậy, ngoài cuộc sống ở chiến trường đầy khắc nghiệt, cả ba cô đều là con gái Hà Nội. Ngoài những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến. họ vẫn là những cô gái trẻ mộng mơ, nhiều khát vong, dễ xúc động, dễ vui mà cũng dễ buồn. Ở giữa mưa bom lửa đạn, họ vẫn chăm chỉ làm đẹp thêm cho cuộc sống của mình: chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối thả hồn, còn Nho lại chămh thêu thùa.

​​​​​​​     Ngoài những điểm chung trên, mỗi người họ đều mang trong mình những cá tính khác nhau. Ví như Phương Định: Vô tư, tinh nghịch nhưng cũng rất dịu dàng, lãng mạn đúng chất học sinh Thủ Đô. Động lực của cô đặt trong  gia đình và thành phố thân yêu, hay cả những kỉ niệm tuổi thiếu nữ vô tư. Chúng là niềm khao khát sâu thẳm nhất, tưới mát tâm hồn Phương Định khi phải đối mặt với sự căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh.

Các cô gái mang tâm tư mới lớn

​​​​​​​     Với tâm tư của cô gái mới lớn, ngoài hiểm nguy nơi chiến trường, cô rất chú ý đến bản thân và cũng rất quan tâm đến hình thức của mình. Người con gái tinh tế như vậy chắc chắn biết mình được nhiều người để ý, nhất là các anh lính lái xe. Điều đó làm cho Phương Định thấy vui và tự hào, nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai, vẫn thường tỏ ra kín đáo trước đám đông. 

​​​​​​​     Một Phương Đinh dịu dàng không săn sóc, vồn vã trước một chàng trai nào đó, thế nhưng đó cũng chỉ là điệu vậy thôi.  Thực tình trong suy nghĩ của cô,  những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

​​​​​​​     Hay một nhân vật khác trong truyện chính là chỉ tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường: chị Thao. Chị chín chắn nhất, và cũng từng trải nhất, không mang nét dịu dàng ngây thơ của Phương Định. Thế nhưng phần nào đó những khát khao và rung động của tuổi trẻ vẫn nồng nàn trong tim chị, dù hững dự tính về tương lai của chị có vẻ thiết thực hơn.

​​​​​​​     Nét nữ tính  vẫn còn đóng lại từ những chiếc áo lót  căng thêu chữ màu, hay tỉa lông mày của mình nhỏ như cái tăm,... Thế nhưng trong công việc ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. Chị vô cùng bình tĩnh trước cái chết, đôi khi bình tĩnh “đến phát bực”:  Vô tư móc bánh bích quy trong túi ra nhau thong thả mặc cho tiếng máy bay trinh sát rè rè. phản lực gầm gào lao theo sau… Ấy vậy mà vẫn có lúc phải sợ hãi: Mỗi khi chị Thao thấy máu là mặt mày tái mét, nhắm chặt mắt lại.

​​​​​​​     Nhân vật cuối cùng trong nhóm là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng. Với hình ảnh ngọt ngào ấy khiến người ta tưởng như  cô mềm yếu, thế nhưng thực ra rất can đảm, kiên cường. Điều đó cũng thể hiện qua chính công việc: ngày ngày, Nho cùng đồng đội phá bom nổ chậm.

Chiến trang hiểm nguy nhưng các cô gái vô cùng kiên cường

​​​​​​​     Có lần, Nho bị bom vùi và mảnh bom găm vào cánh tay, máu túa ra rất nhiều, da xanh xao, quần áo đầy bụi.Rất may mắn cô được cứ kịp thời, vẫn cố nén đau chịu khóc. Bởi các cô gái đã thỏa thuận với nhau rằng: Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.

​​​​​​​     Có lẽ do cũng là thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê đã có những am hiểu vô cùng tinh tế về tâm lý của những cô gái trong tổ trinh sát mặt đường. Nhờ tác giả mà chúng ta thấy được rằng:  Họ chưa bao giờ mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước vẻ tương lai. Kể cả khi cuộc sống có muôn vàn khó khăn kéo dài đã 3 năm nay, ngày ngày giáp mặt với thử thách, khó khăn và nguy hiểm. 

​​​​​​​     Họ giống như đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam: Tốt đẹp, dũng cảm, kiên cường dù cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Mỗi cô gái mang một tính cách khác nhau, cũng giống như thanh niên dân tộc ta, một người một vẻ nhưng đều có chung tinh thần yêu nước và những phẩm chất tốt đẹp khác.  Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ.

​​​​​​​     Họ chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ ở giữa nơi đầu tên – mũi đạ một cách ngoan cường, dùng cảm. Họ không phải thép, đá. Họ cũng có những phút giây sợ hãi thoáng chốt, cũng biết lo lắng và đau lòng. Mỗi tiếng súng nổ, trái tim cũng vẫn biết run lên. Khi quan sát trái bom thần kinh cũng căng ra.

​​​​​​​     Nhưng điều đáng quý vô cùng vẫn luôn ở trong tim họ: Tình yêu thương đối với gia đình, đồng đội, đất nước và tâm hồn trong trẻo. Cũng nhờ những điều ấy, họ có động lực để giành chiến thắng ngay cả những giây phút hiểm nguy nhất.

​​​​​​​     Bước đi trên con đường đánh đặc đầy nguy hiểm, họ đâu phải là những tay lão luyện ra đời? tâm hồn các anh, các chị vẫn còn trong trẻo và ước mơ đúng như với tuổi của họ.  và vẫn là những cô cậu học sinh vừa mới rời khỏi ghế nhà trường. Trong đầu vẫn đầy những niềm tin về cuộc sống, đề cao lý tưởng, mơ ước và trong tim vẫn  vẫn còn lưu giữ những kỉ niệm êm đẹp.

 

 

 

shoppe