Đăng ký

Phân tích bài Qua đèo ngang

2,355 từ

   Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa. Trong một dịp từ Thăng Long vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức, Bà Huyện Thanh Quan đã đi qua Đèo Ngang. Trước cảnh hoang sơ, heo hút của con đèo ấy, bà đã tức cảnh mà viết lên bài thơ “Qua đèo ngang” để thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà cùng nỗi buồn sầu, cô đơn của mình. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm Qua đèo ngang

Qua đèo ngang

 •  Các điểm cơ bản:
•    Khái quát những nét chính của lịch sử XVIII - XIX.
•    Nhớ lại cấu trúc của thơ Đường thất ngôn bát cú, phân tích theo cấu trúc:
-    2 câu đề: Giới thiệu tổng quát nội dung và chuyển mạch.
-    2 câu thựơng. Miêu tả, giải thích rõ nội dung đã được giới thiệu ở hai câu đề (câu 1, 2).
-    2 câu luận: Bàn bạc mở rộng, đánh giá nội dung đà nêu ở hai câu thực.
-    2 câu kết. Nhấn mạnh chủ đích của bài thơ, cảm tưởng của tác qiả.
-    Cảnh đẹp của Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước cảnh ấy.

Soạn bài Qua đèo ngang

I.  Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Trong văn học cổ, cuối thế kỉ XVIII, chúng ta khó mà quên được nữ sĩ Với tâm hồn trĩu nặng nỗi u hoài về những vàng son của một thời đại đã đi qua, nữ sĩ đã in dấu những sầu muộn của mình qua một số bài thơ nổi tiếng. Một trong những tác phẩm đó là bài thơ: “Qua Đèo Ngang".
Sử sách chỉ ghi lại đôi nét về cuộc đời bà, như một phụ nữ xuất thân từ truyền thống nho gia, giỏi thơ văn, sống ở Bắc Hà, nơi cố đô Thăng Long in dấu một thời thịnh trịnh của thời đại nhà Lê. Và bà đã được vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô Huế để dạy học nơi hoàng cung. Trên bước đường đi lại giữa Huế và quê nhà, nữ sĩ đã dừng bước nơi đèo Ngang để có lúc ghi lại bức tranh thơ đầy sức truyền cảm đó. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, với bố cục chặt chẽ cùng niêm luật bằng trắc, đối ứng hoàn chỉnh, vần điệu nhẹ nhàng ngâm nga, tất cả gợi cho chúng ta cảm nhận được sắc màu tâm trạng cửa một hồn thơ nhẹ nhàng, trang nhã, lắng sâu ...

Đèo ngang lúc xế chiều

Đèo ngang lúc xế chiều

II.   Mở đầu. hai câu đề của bài thơ vẽ ra những nét chung của cảnh vật bên đèo:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa".

Bằng những chi tiết ngôn ngữ bình dị của bút pháp tả thực, hai dòng thơ trên như mở ra một khung cảnh thiên nhiên có đủ cỏ cây, đất đá, lá hoa, nơi một cảnh đèo của quê hương, non nước. Nhưng chính cái buổi chiều vàng với sắc màu hoàng hôn làm nền cho cảnh vật và giờ đây, giọng thơ nhẹ nhàng, cùng sức gợi của nét bút đó đã làm cho các dòng thơ gợi thầm nên một sắc màu tâm trạng: Phải chăng cảnh vật như đã nhuốm màu một thoáng buồn khởi đi từ nỗi cảm hoài của nhà thơ trên bước đường lữ thứ...Hai câu thực tiếp theo của bài thơ là nét bút chấm phá, điểm xuyết nhẹ nhàng của nhà thơ vào bức tranh toàn cảnh:

“Lom khom dưới núi tiều, vài chú,
Lác đức bên sông, chợ mấy nhà".

vẫn vời cảm xúc một hồn thơ sầu muộn, nữ sĩ từ đỉnh cao của ngọn đèo, điểm thêm đôi nét “tiều vài chú" “chợ mấy nhà" và tinh tế đưa vào dòng thơ hình ảnh “lom khom dưới núi" đối ứng với “lác đác bên sông" để lan tỏa ra một vẻ đẹp của nghệ thuật đảo từ gợi hình “lom khom" “lác đác" đặt lên trên lại như một nét bút thoáng thêm hình, gợi thêm ý để chúng ta cảm thông được tâm trạng buồn tẻ, vắng xa nơi tâm hồn thi sĩ. Và từ ngôn ngữ cùng âm hưởng của các dòng thơ, cảnh đã nhẹ nhàng trở thành bức tranh thủy mạc thanh thoát, man mác một tình điệu mênh mang...Nối tiếp, hai câu luận bài thơ vang vọng lên những âm thanh da diết của những loài chim để day dứt một hồn thơ: 

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Từ tâm tư lẻ loi của nỗi sầu, nữ sĩ đã đồng điệu hồn mình vào những thanh âm réo gọi nỗi buồn của chim quốc, chim đa. Những tiếng kêu thương của loài chim được đưa vào dòng thơ qua vẻ đẹp chơi chữ, đối ứng sáng tạo, vừa gợi chuyện xưa, vừa gợi nên nỗi lòng sâu kín: làm sao quên được nước non xưa kia một thời rực rỡ và hình ảnh quê nhà đâu đó vơi vợi chia xa ... Phải chăng nữ sĩ như chạnh lòng muốn gửi gắm một niềm đau: Nước non, triều đại một thời huy hoàng cũ đã qua đi, dâu bể tang thương tưởng như đang còn đâu đó mà tâm hồn nữ sĩ thì trĩu nặng những hoài cảm, ưu tư. Nỗi niềm nhà thơ giờ đây như một day dứt, da diết khôn nguôi với quê hương, gia đình, non nước ...

Cuối cùng, có thể dường như nhà thơ muốn tìm nơi ngoại cảnh một hình ảnh nào đó để khuây khỏa tâm tư nhưng hai câu kết mà nữ sĩ đưa vào trang thơ lại là:

"Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta ”

Ở đây, nếu những hình ảnh “trời, non, nước" kết hợp với dòng thơ cuối như khơi gợi ra cái mênh mang, trống vắng, muôn chiều của thiên nhiên thì hình ảnh “một mảnh tình riêng ta với ta" cùng lúc như đọng lại, thu về thành nỗi cô liêu, đơn độc tận đáy lòng của tác giả. Bài thơ khép lại nhưng qua âm hưởng chùng xuống nơi dòng thơ “một mảnh tình riêng ta với ta". Nhân xưng đại từ “ta” lặp lại nhấn mạnh nỗi sầu cô liêu tận cùng của tâm tư nữ sĩ cứ còn lại mãi đâu đây. Cảm nghĩ về bài Qua đèo ngang

III.    Kết lại, “Qua Đèo Ngang" là một bài thơ có cảnh, có tình. Nhưng đó lại là bức tranh phác thảo, khơi gợi lên một sự phối hợp ngôn ngữ rất nhẹ nhàng thanh thoát, lắng sâu - thấp thoáng hình ảnh xa gần, đậm nhạt - gắn liền vơi âm hưởng đầy tình điệu, hàm súc, tinh tế, mênh mang, biểu hiện cho một nỗi sầu làm đẹp cả thiên nhiên, non nước, cỏ hoa. Đó phải chăng là lí do để một bài thơ buồn còn nhẹ nhàng vang vọng mãi với thời gian.
 

shoppe