Đăng ký

Hiểu và nghĩ vê nội dung - nghệ thuật của bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

785 từ

Hiểu và nghĩ vê nội dung - nghệ thuật của bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phố biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tố chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7).

Có thể chia bài thơ thành bốn phần (đề, thực, luận, kết) theo bố cục thông, thường của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 

Có thể thấy, ẩn giấu sâu kín sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước.

 

Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê. Nó được miêu tả một cách trực tiếp (Một mảnh tình riêng, ta với ta).

Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

Bài thơ là một mẫu mực cho thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật về mọi phương diện: từ số câu, số chữ đến cách hiệp vần, niêm, đối. Thế nhưng bài thơ không hề cứng nhắc, trái lại nó rất trang nhã, hàm súc, đặc biệt rất dồi dào về âm hưởng.

Tóm lại, với những nét bút trang nhã, nhà thơ đã vẽ nên cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, tuy có thấp thoáng bóng người nhưng cảnh vật và cuộc sống vẫn còn rất hoang sơ. Người lữ thứ đứng trước khung cảnh thiên nhiên ấy bỗng trào dâng nỗi niềm nhớ nước thương nhà và nỗi buồn lặng cô đơn của người xa xứ.