Đăng ký

Soạn bài Qua đèo ngang - Soạn văn lớp 7

1,182 từ Soạn bài

   1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

   Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8). Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đôi với cáu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữ a.

   2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

   Cảnh tương đèo Ngang đươc miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điếm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:

  •                                           Chiều chiều ra đứng ngõ sau

                                          Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

  •                                         Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

                                           Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

      Thời điếm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.

   3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

   Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết: cỏ, cây, hoa, lá, dây núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều (người đốn củi). Nhà thơ khéo dùng các từ láy lom khom, lác đác, các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia đặc biệt gợi hình và gợi cảm.

   4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

  Qua đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, núi đèo bát ngát, vắng lặng và buồn thế hiện một tâm trạng cô đơn, bâng khuâng, buồn nhớ cùa tác giả.

   5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

   Khi qua đèo Ngang, Đà Huyện cảm thấy cô đơn, hoài cổ, trong nỗi thương nước, nhớ nhà thâm đượm tâm hồn. Tâm trạng đó biểu hiện bằng tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà da diết. Câu thơ cuối bài biểu cảm trực tiếp càng làm nổi bật thêm tâm trạng cô đơn bâng khuâng buồn nhớ cùa tác giá.

   6. Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

   Nói đến một mảnh tình riêng giừa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang là thể hiện một tương quan đối lập: trời, non, nước càng bao la, cao rộng bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề u uất bấy nhiêu! Dĩ nhiên là khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

Click để xem phân phối chương trình Ngữ văn 7

shoppe