Phân tích tình huống truyện lặng lẽ Sapa chi tiết- văn mẫu hay lớp 9
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN LẶNG LẼ SAPA
Cùng CungHocVui tìm hiểu về tình huống truyện lặng lẽ Sapa để hiểu rõ hơn về tác phẩm. Từ đó giúp bạn có thể hoàn thành các bài phân tích, cảm nhận tốt hơn và đạt được kết quả học tập mong muốn.
Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia các hoạt động văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ và bắt đầu sự nghiệp viết văn ở thời kì này.
- Là cây bút chuyên viết dòng truyện ngắn và kí.
- Sau 1954, ông tập kết ra Bắc và chuyển về sáng tác và biên tập ở các tòa báo chí, nhà xuất bản.
- Ngày 25 tháng 7 năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Xem thêm:
Top 3 mẫu phân tích ý nghĩa nhan đề lặng lẽ Sapa hay nhất
Đóng vai anh thanh niên kể lại lặng lẽ Sapa
- Các tác phẩm chính:
+ Tiếng gọi ( truyện , năm 1960).
+ Bát cơm cụ Hồ ( tập bút ký, năm 1952).
+ Gió bấc gió nồm (tập bút ký, năm 1956).
+ Gang ra (tập bút ký, năm 1960).
Xem thêm:
Bài văn mẫu cảm nhận vẻ đẹp của anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa
Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp của anh thanh niên
2. Tác phẩm
Phân tích về tình huống truyện Lặng lẽ SaPa
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi mùa hè lên Lào Cai của tác giả vào năm 1970.
- Truyện ngắn được rút ra từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
b. Bố cục
Dựa vào tình huống truyện Lặng lẽ SaPa, tác phẩm được viết có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1 ( Từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”): Hình ảnh về bức chân dung của anh thanh niên được hiện ra dưới lời kể của bác lái xe.
- Phần 2 ( Tiếp theo đến “Không có vật gì như thế” ): Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa các nhân vật ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên.
- Phần 3 ( Phần còn lại): Cuộc chia tay của ba người lạ vừa quen sau cuộc nói chuyện thân tình.
Xem thêm:
Đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ
Đóng vai ông họa sĩ kể lại lặng lẽ SaPa
c. Ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”
- Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện tư tưởng chủ đạo lớn là tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Thành Long được đặt để ngay tại nhan đề. Sa Pa với cảnh sắc thơ mộng cùng thiên nhiên trong lành, dễ chịu là nơi mọi người chọn là điểm đến cho những chuyến đi, những chuyến nghỉ dưỡng hay là vùng đất cho cho những con người lãng tử phiêu du đi tìm nguồn cảm hứng lại có những con người vẫn đang âm thầm cống hiến.
- Là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, là ông kỹ sư dưới vườn rau Sa Pa hay là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả đều phải làm việc trong môi trường không có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên khắc nghiệt bốn bề khí lạnh vây quanh, đã thế phải chịu đựng cái cảnh rét đậm đó một mình mà chẳng có được hơi ấm của gia đình ủi an.
- Nhan đề còn là sự ngợi ca vẻ đẹp cho thiên nhiên nơi Sa Pa nhưng dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, vẫn phải làm nền cho vẻ đẹp của những người lao động đang cần cù, thầm lặng cống hiến, giản dị mà lớn lao.
- Cách nhan đề đặt tên không đại diện cho bất cứ cá nhân nào mà là cho vẻ đẹp của cả một lớp người, những thế hệ trên mảnh đất Sa Pa ấy.
Xem thêm:
Cảm nhận về anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa ngắn gọn: Văn mẫu hay lớp 9
Dàn ý cảm nhận về anh thanh niên theo 5 luận điểm
d. Tóm tắt nội dung
“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên trong nửa giờ khi xe dừng chân trên đỉnh Yên Sơn khắc nghiệt. Ông họa sĩ và cô kỹ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh kỹ sư trên đỉnh. Đồng thời cũng nghe được những trải lòng về cuộc sống, về công việc và cả những suy nghĩ của anh thanh niên.
Ông họa sĩ đã kí họa lại chân dung của anh và anh muốn giới thiệu cho ông những người anh cho là xứng đáng hơn, những người thầm lặng đóng góp cho quê hương để vẽ. Những con người xa lạ với buổi hội ngộ chỉ nửa giờ đồng hồ nhưng đều mang cho họ những cảm xúc riêng biệt, họ chia tay trong niềm xúc động khó giải bày.
Tình huống của truyện Lặng lẽ Sa Pa
II. Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có tình huống truyện vô cùng giản đơn. Đó chỉ đơn giản là sự hội ngộ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn thuộc Sa Pa – là nhân vật chính của câu chuyện.
- Chỉ nửa giờ gặp gỡ nhưng những bộc bạch về cuộc sống thường nhật cũng như công việc phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt hằng ngày đã đọng lại trong mỗi người những cảm xúc khác nhau. Họ phải chia tay nhau trong tiếc nuối và sự bịn rịn, cảm động.
- Các nhân vật đều không có tên riêng mà được gọi theo cấp bậc tuổi tác và nghề nghiệp bởi họ không chỉ là cá nhân mà còn là đại diện cho biết bao con người, biết bao thế hệ đang thầm lặng cống hiện ở biết bao nơi trải dọc đất nước Việt Nam.
Xem thêm:
Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ Sapa
III. Ý nghĩa tình huống truyện Lặng lẽ Sapa
- Đặt các nhân vật vào cuộc gặp gỡ để thông lời nói, hành động, suy nghĩ của nhân vật này, ta có thể soi chiếu được chân dung của một nhân vật khác. Nhân vật chính được từ từ hiện ra dưới sự quan sát, dưới lăng kính của các nhân vật khác đặc biệt là qua sự quan sát của ông họa sĩ già.
- Nhân vật này đánh giá nhân vật khác một cách khách quan rồi tác động đến tình cảm, suy nghĩ đến nhân vật ấy. Thông qua cách này, ta có thể thấy được trọn vẹn vẻ đẹp nội tâm của các nhân vật.