Phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay nhất- ngữ văn 10
Phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay nhất
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng là đoạn trích trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa huyền thoại. Cùng phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng để hiểu rõ hơn về những giá trị nội dung và giá trị nhân đạo của tác phẩm này nhé!
Phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Mở bài phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm thuộc vào kinh điển của nền văn học Trung Hoa. Đoạn trích “Tào Tháo luận anh hùng” trong tác phẩm trên là một trích đoạn vô cùng độc đáo thể hiện cái nhìn của nhân vật Tào Tháo trong cuộc chiến tranh giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô vào thời Đông Hán về trước. Phân tích Tào tháo uống rượu luận anh hùng sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về nhân vật làm mưa làm gió trong lịch sử lúc bấy giờ.
Thân bài phân tích Tào Tháp uống rượu luận anh hùng
“Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc hồi thứ 21 của tác phẩm. Nội dung kể về một bữa rượu vui Tào Tháo và Lưu Bị lúc này vẫn còn là anh em trên bến dưới thuyền còn ẩn bóng trong nước Ngụy, bàn kế nghiệp lớn.
Hai người bằng hữu đang luận bàn về anh hùng. Bên cạnh đó, Tào Tháo muốn dò xem ý tứ của Lưu Bị như thế nào. Lưu Bị khá thông minh khi đã khôn khéo dùng mưu đánh lạc hướng khiến cho Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa Thông qua đoạn trích này người đọc hiểu được quan niệm về cái nhìn người người hùng của Tào Tháo và sự thông minh, thận trọng của Lưu Bị
Phân tích về đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
La Quán Trung đã khắc họa lên nhân vật của mình bằng những cử chỉ, hành động vô cùng sống động, tinh tế ở đoạn trích này. Người đọc có thể cảm nhận thấy Tào Tháo và Lưu Bị là hai con người hoàn toàn trái ngược về mặt tính cách. Vì vậy mà khi hai người ở gần nhau thì điểm tương phải càng trở nên nổi bật.
Sau khi thất thế Lưu Bị tới nương tựa Tào Tháo, Tào Tháo thế mạnh nhưng do tính hay nghi hoặc nên muốn thử lòng Lưu Bị. Lưu Bị tuy muốn tạo dựng sự nghiệp của riêng mình nhưng không có điều kiện nên đành nằm vùng chờ thời cơ.
Xem thêm:
Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Tào Tháo là người mưu cao kế hiểm, nếu Lưu Bị để lộ tham vọng dù chỉ là một chút thì chắc chắn hắn sẽ giết ngay để trừ hậu quả. Bởi Tào Tháo nổi tiếng là người đa nghi, để tránh sự nghi ngờ của Tào Tháo nên anh ta đã trồng một vườn rau rồi hàng ngày chăm sóc nó. Tuy nhiên vẫn bị Tào Tháo nghi ngờ.
Tào Tháo đành phải tính toán kỹ lưỡng hơn. Hắn cử Hứa Chử và Trương Liêu là thân cận của mình tới mời Lưu Bị gặp mặt mình khiến cho Lưu Bị vô cùng ngạc nhiên nhưng vẫn phải đi theo. Lưu Bị vừa bước vào phủ thừa tướng gặp Tào Tháo đã được niềm nở đón chờ: “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ!” câu hỏi này khiến cho Lưu Bị giật mình chột dạ, tiếp theo hắn dẫn Lưu Bị đi ra vườn sau và nói tiếp “học làm vườn chắc không phải một việc dễ dàng?” lúc này Lưu Bị mới hiểu ý nên tự nhiên đáp “Không đó chỉ là thú tiêu khiển thôi”
Phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Sau đó, hai người đi uống rượu. Tào Tháo tự hào kể lại những chiến công xưa kia của mình. Lí do để hai người luận bàn anh là do cơn mưa to sắp kéo tới, sắp có vòi rồng nên Tào Tháo và Lưu Bị cùng ngắm xem.
Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa để trở thành rồng như thế nào? Đây là một câu hỏi mang nghĩa ẩn ý nhằm thăm dò Lưu Bị xem có muốn trở thành rồng hay không, có mưu đồ làm vua hay trở thành bá chủ thiên hạ hay không?
Tào Tháo là người học rộng hiểu nhiều nên trong lời nói của ông thật thâm thúy, nhiều ý nghĩa sâu xa: Rồng thì có lúc to lúc nhỏ, lúc to thì thì có thể nổi mây phun mù, lúc nhỏ thì lại thu hình ẩn bóng…Rồi ví hình ảnh rồng như người anh hùng trong đời.
Tào Tháo vô cùng tinh ý, đa mưu chủ động đưa câu chuyện của mình rẽ sang một hướng khác cho có vẻ tự nhiên nhưng thực ra hắn đang cố ý đưa nhân vật Lưu Bị vào tình thế khó xử khi đặt câu hỏi bất ngờ “Huyền Đức lâu nay đi khắp bốn phương bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn biết cả xin nói cho nghe?”
Trước sự thăm dò này, Lưu Bị chỉ khiêm nhường đáp “Bị người trần mắt thịt không biết ai là anh hùng…” Tào Tháo vẫn chưa yên tâm nên gặng hỏi thêm “Đã đành không biết mặt nhưng phải nghe tiếng chứ?”
Phân tích đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Lưu Bị đã rơi vào thế bị động không thể khước từ được mãi nên ông đưa ra một vài cái tên bâng quơ, nhưng nói tới ai thì Tào Tháo khinh khi cho rằng những người đó chỉ là chó giữ nhà, hay là một kẻ hèn kém sớm muộn gì cũng chết trong tay của Tào Tháo mà thôi.
Qua trích đoạn này ta thấy được rõ nét tính cách của hai nhân vật Lưu Bị là người hiền lành, nhã nhặn, khiêm nhường nhưng không kém phần thông minh và khôn khéo. Ngược lại Tào Tháo là người đa nghi và tỏ vẻ cao ngạo khinh đời.
La Quán Trung đã khắc họa thành công nhân vật của mình tạo nên tính đối lập trong câu chuyện và thể hiện rõ được cái nhìn nhân sinh của tác giả trong tác phẩm.
Đoạn trích này thể hiện sự đấu trí giữa Lưu Bị và Tào Tháo, câu chuyện luận anh hùng Lưu Bị cố tình đưa ra những cái tên nhỏ bé tầm thường để Tào Tháo chủ quan khinh địch, ảo tưởng trong thiên hạ chỉ có mình hắn là anh hùng. Lưu Bị cũng khéo léo và không ngoan, để cho Tào Tháo chừa mình ra, để hắn không tìm cách đề phòng mà thủ tiêu mình.
Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự tài tình của mình trong ngôn ngữ, trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật cho thấy La Quán Trung là bậc thầy văn chương.