Đăng ký

Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

1,025 từ
Đề bài

Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân

Hướng dẫn giải

Tìm hiểu đề:

Đây là đề văn phân tích yêu cầu người làm chỉ ra các giá trị nhân đạo sâu sắc trong một tác phẩm cụ thể. 

Để làm tốt bài này, trước hết cần có khái niệm về giá trị nhân đạo, thứ hai cần chỉ ra đúng các phương diện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm, có sự phân tích thuyết phục về các chi tiết, các hình tượng mang giá trị ấy. 

Giá trị nhân đạo tức là giá trị về phương diện tư tưởng nhân đạo (cũng gọi chung là chủ nghĩa nhân đạo).  Giá trị này, nói chung bao gồm các mặt: lòng yêu thương con người, trân trọng con người, tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người, đồng thời tư tưởng nhân đạo cũng đòi hỏi lên án mọi biểu hiện áp bức, bất công, chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. 

Xét về mặt này, truyện ngắn Vợ nhặt chứa chan tư tưởng nhân đạo. Đây là đề yêu cầu phân tích nội dung tư tưởng của tác phẩm, người làm không nên sa đà vào việc biểu dương "tình huống độc đáo" mà nên khai thác xem với tình huống đó, giá trị nhân đạo của tác phẩm nổi bật như thế nào. Người làm phải luôn luôn bám sát yêu cầu của đề để tránh lạc sang chủ đề của phân tích khác. 

Vợ nhặt

Dàn bài

a. Mở bài

- Văn học cách mạng sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo

- Vợ nhặt của Kim Lân là một biểu hiện sâu sắc cho tính nhân đạo ấy

b. Thân bài

Giá trị nhân đạo của tác phẩm được biểu hiện qua nhiều phương diện phong phú và sâu sắc. 

- Nạn đói khủng khiếp phủ xuống xóm làng như muốn tiêu diệt mọi tình cảm, ý chí sống của con người:

+ Bóng người như bóng ma

+ Người con gái vì miếng ăn có thể đanh đá, chua ngoa

+ Người làng không ai tin là sống qua được nạn đói, càng không tin vào hạnh phúc gia đình

- Niềm khao khát được sống và khao khát hạnh phúc đã khiến cho anh Tràng và cô gái gặp nhau, tình cảm nhân hậu của nhà văn: 

+ Cô gái sẵn sàng theo không để sống

+ Anh Tràng liều lĩnh "nhặt" vợ

+ Cuộc dắt vợ về làng là sự thách thức của niềm hi vọng sống trước mối tuyệt vọng phổ biến của mọi người

- Tình yêu cuộc sống đã thắng, niềm tin của tác giả vào con người: 

+ Người mẹ từ lo âu, tủi cực đến tích cực vun xới

+ Người đàn bà tự đổi thay

+ Anh Tràng ý thức được trách nhiệm gia đình

+ Gửi hi vọng vào cách mạng và đổi đời

c. Kết bài

- Vợ nhặt là tác phẩm ca ngợi tình yêu cuộc sống, khẳng định con người ngay giữa mùa chết chóc phổ biến. 

- Khẳng định vai trò của Cách mạng tháng Tám đói với cuộc đổi đời của bao kiếp lầm than

shoppe