Phân tích đoạn thơ sau: "Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định....Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?"
Phân tích đoạn thơ sau: "Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định....Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?".
"Hai chữ nước nhà" là bài thơ rất nổi tiếng của Trần Tuấn Khải, in trong tập "Bút quan hoài" (1926). Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát, ra đời đã ngót một thế kỉ, nhưng nó vẫn còn đem đến cho chúng ta ngày nay nhiều rung cảm. Đặc biệt là 20 câu thơ trong đoạn hai của bài thơ.
Đoạn thơ đã gợi lại những truyền thống tốt đẹp của đất nước, của dân tộc. Là dòng dõi "Hồng Lạc", có nhiều "anh hùng hiệp nữ". Một đất nước ở trời Nam, có giang sơn bờ cõi, đã trường tồn qua mấy ngàn năm. Các từ ngữ "hoàng thiên đã định" ,"riêng một cõi này", "xưa nay kém gì" đã biểu lộ niềm tự tôn tự hào dân tộc một cách mãnh liệt:
"Giống Hồng Lạc hoàng đã định,
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!"
Các từ ngữ Hán Việt như: "Hồng Lạc", "hoàng thiên", "suy thịnh", "cõi", "anh hùng hiệp nữ"...được dùng khá đắc địa, vừa gợi lên không khí lịch sử, vừa tạo nên phong cách trang trọng.
Nguyễn Phi Khanh đã bị giặc Minh bắt giải sang Tàu; đất nước thân yêu đã bị quân giày xéo. Thù nhà, nợ nước, hãy khắc sâu vào tim óc, "Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên"
Giặc Minh tràn sang xâm lăng nước ta, biến nước ta thành phù huyện của Tà Chúng ra sức dốt phá, cướp bóc, giết hại dân lành. Máu lửa ngút trời, nhân dân tan tác đau thương. Hàng loạt hình ảnh có tác dụng gợi lên lòng căm thù trước những hành động vô cùng dã man của giặc Minh tàn bạo:
"Than vận nước gặp khi biến đổi,
Để quân Minh thừa hội xâm lăng,
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con"
Tâm can cha như "xé" tan nát thành tràm mảnh trước thảm họa vong quốc, trước cảnh "nòi giống lầm than", cả một không gian rộng lớn bao trùm đau thương tang tóc, Nùng Lĩnh đến Hồng Giang "như xây khối uất", "nhường vật cơn sầu". Nỗi đau thương của dân tộc không thể nào kể xiết, khiến cho "đất khóc, giời than". Cách viết của Trần Tuấn Khải vừa hình tượng, vừa biểu cảm mãnh liệt, chấn động. Lời cha dặn con là lời tâm huyết. Cha lo lắng cho vận mệnh của đất nước, lo lắng cho sự tồn vong của giống nòi:
"Khối Nùng Lĩnh như xây khối uất,
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
Con ơi !Càng nói càng đau
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?"
Ân chứa trong dòng thơ là những giọt lệ, nhũng lời than, nhũng tiếng nức nở. Trần Tuấn Khải đã có một cách nói đặc sắc, không chỉ đưa người đọc, quốc dân đồng bào sống lại những năm tháng đau thương của dân tộc trong thế kỉ XV khi Đại Việt bị giặc Minh xâm lược mà còn gợi lên bao liên tưởng và sự kích thích trong lòng người về nỗi nhục mất nước, nỗi lầm than của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Có thể nói, đoạn thơ chứa chan tình yêu nước và sôi sục căm thù giặc.