Đăng ký

Phân tích bài thơ Con cò hay nhất - Chế Lan Viên

2,528 từ

Phân tích bài thơ Con cò hay nhất - Chế Lan Viên

Con cò là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Chế Lan Viên. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua trong lời ru của bà của mẹ. Để hiểu rõ hơn tâm tư tình cảm của tác phẩm mời các bạn cùng tham khảo bài viết Phân tích về bài thơ Con cò!

I. Phân tích khổ 1 bài thơ Con cò

Chế Lan Viên là đại biểu xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Chế Lan Viên (1920-1989), quê ở tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gảy được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng dầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX.Đọc thơ ông người đọc có thể rút ra từ đó những triết lý sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. Thơ Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc không ở sự lấp lánh từ ngữ mà ở chiều sâu những suy ngẫm đầy nhân bản. Mỗi hình tượng thơ ông là một biểu tượng của những tầng lớp ý nghĩa hàm ẩn khác nhau. Con cò là một bài thơ như thế. Từ hình tượng con cò n hà thơ đã đi đến những khát quát sâu sắc về tình yêu thương của mẹ trong cuộc đời mỗi con người: Mẹ là tâm hồn quê hương, mẹ là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ con người. Hình tượng người mẹ trong bài thơ được nhà thơ miêu tả gắn liền với từng đoạn đời của mỗi con người.

Đoạn thơ đầu tiên là lời ru mang tâm hông quê hương ấy trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành tâm hồn của con lúc trưởng thành. Cánh cò và tình mẹ đã đi vào tâm hòn con như thế. Tình yêu thương của mẹ “luôn”, “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời. Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vật. Vượt ra ngoài mọi khoảng cách và giới hạn, không chịu khuôn mình trong không gian và thời gian

Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lý:

Ta đi trọn một kiếp người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Ở đoạn một hình tượng con cò gợi lên sự thanh bình yên ả của cuộc sống bình lặng thủa xưa con cò bay lả, con cò cổng Phủ Đồng Đăng, của tuổi thơ ngọt ngào được chở che trong vòng tay của mẹ con có mẹ con chơi rồi lại ngủ, cành có mềm mẹ dã sẵn tay nâng.

II. Phân tích khổ 2 bài thơ Con cò

Đoạn thơ thứ hai được tác giả gửi gắm từ những cảm xúc như thế về người mẹ của mình, bài thơ khép lại trong những câu thơ đúc kết về sự gắn bó máu thịt giữa cuộc đời mỗi con người và tình yêu thương của mẹ. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất ấy bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người.

Bằng con đường của sự suy tưởng, Chế Lan Viên đã dựng lên về hình tượng người mẹ Việt Nam bằng tình yêu thương “vượt ra ngoài mọi bờ cõi và giới hạn, gắn với từng chặng đời, theo từng bước con đi. Mỗi người Việt Nam trưởng thành hôm nay đều bắt đầu từ đó. Trong văn học và trong tâm thức mỗi người, mẹ luôn và bao giờ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, rức rỡ nhất. Với người này là sự chăm sóc, nâng niu “Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun”. Với người khác là chữ vấp ngã cuộc đời được bàn tay mẹ chở che bao bọc “ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”. Tất cả để khẳng định một điều con người lớn lên không thể thiếu được tình yêu thương của mẹ. Bài thơ “Con cò” đã được nhà thơ khái quát từ tất cả những tình cảm ấy. Bài thơ là lời ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. Bài thơ ra đời cách chúng ta đã bốn mươi năm nhưng những triết lý về cuộc đời và tình yêu của mỗi con người vẫn chưa và không bao giờ cũ bởi vì chẳng có điều gì trên thế gian có thể vĩnh cửu bằng tình mẹ với con. Người mẹ chính là tượng đài bất tử về con người là như thế.

Đoạn hai hình tượng con cò có thêm ý nghĩa mới như là người bạn chí cốt gắn bó với con trong mồi chặng đường. Lúc con còn nhỏ cò là người bạn cùng chơi cùng ngủ, khi con đến trường cò là người bạn cùng theo đến trường, khi con trưởng thành làm thi sĩ cò trở thành hơi mát câu văn.

Xem ngay:

III. Phân tích bài thơ Con cò khổ 3

Ở đoạn ba hình tượng con cò trở thành tình mẹ bền bỉ, bao la sâu nặng chở che mãi ở bên con ngay cả khi con đã khôn lớn trưởng thành. Thơ của Chế Lan Viên thường mang đậm tính triết lí sâu sắc, hai câu thơ trên là những câu thơ như thế. Con dù lớn ... vẫn theo con, lẽ thường người ta vẫn chỉ quan tâm chăm sóc nâng đỡ những gì lúc còn bé nhỏ yếu ớt, còn khi đã trưởng thành, khôn lớn sự quan tâm ấy sẽ giảm đi hoặc không còn nữa. Thế nhưng lòng mẹ đối với con thì vô bờ không có giới hạn con dù lớn đến bao nhiêu, thậm chí đến lúc con đã bước vào tuổi làm cha làm me rồi, thì đối với người mẹ con vẫn cứ bé nhỏ như thủa nào. Tình mẹ đối với con vẫn truớc sau như một không bao giờ thay đổi. Đó là một chân lí vững bền của cuộc sống. Một con cò ... vỗ cánh qua nôi, hình ảnh con cò ở đây mang nhiều ý nghĩa biếu tuợng vừa là con cò trong câu hát của mẹ, vừa là đứa con bé bỏng yêu thương của mẹ, lại vừa là chính cuộc đời của mẹ với bao cay đắng, mà mẹ trải qua. Thời gian trôi qua thật nhanh vụt trong thoáng chốc, hôm qua là cuộc đời của mẹ, hôm nay đã là cuộc đời của con “những cuộc đời vỗ cánh qua nôi” triết lí của câu thơ là ở chỗ đó. Đoạn thơ có rất nhiều câu ngắn chỉ có bốn chữ. Đó không chỉ là tấm lòng thầm lặng thiêng liêng của người mẹ dành cho con, mà nó còn có ý nghĩa như một chân lí. Điệp từ dù có mặt ở hai câu thơ đầu thể hiện một sự bền vững thách thức bất chấp với tất cả. Hàng loạt từ có ý nghĩa đối lập nhau cùng xuất hiện: gần - xa, lên - xuống, rừng - bể cũng nhằm khẳng định điều đó. Đoạn thơ kết lại ở hai câu thơ dài mỗi câu tám chữ khác với trước đó chỉ có bốn chữ giống như tấm lòng người mẹ, hình ảnh người mẹ lặn lội lên rừng xuống bể để tìm con và khi tìm thấy rồi vòng tay của mẹ giang rộng ôm đứa con yêu vào lòng biết bao hạnh phúc.

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

shoppe