Giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Chế Lan Viên và bài thơ “Con cò"
Câu 1 . Tập làm văn
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
I/ Tìm hiểu đề
* Nội dung:
- Bài thơ thế hiện lòng thành kính đối với Bác Hồ khi nhà thơ từ Miền Nam ra Hà Nội thăm và viếng lăng Bác.
- Mạch cảm xúc và suy nghĩ của bài thơ: thương tiếc và tự hào khi nhìn thấy lăng; khi đến bên lăng; khi vào lăng và cũng là niềm ước muốn thiết tha được hoá thân để được gần Bác.
* Nghệ thuật:
- Ẩm điệu thiết tha, sâu lắng (giọng điệu), hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm.
II/Dàn bài
1/ Mở bài:
- Nhân dân miền Nam tha thiết mong ngày đất nước được thống nhất để được đến MB thăm Bác
“ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha ”
(“Bác ơi!” Tố Hữu)
- Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào -ỳ sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”.
2/ Thân bài:
4 khổ thơ, mỗi khổ 1 ý (nội dung) nhưng được liên kết trong mạch cảm xúc.
1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác
+ Nhà thơ ở tận MN, sau ngày thống nhất ra thăm lăng bác -ỳ Sự đồng nén, kết tinh ấy đã tạo ra tiếng thơ cô đúc, lắng đọng mà âm vang về Bác.
+ Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi.
+ ấn tượng ban đầu là ‘hàng tre quanh lăng” - hàng tre biểu tượng của con người Việt Nam
- “Hàng tre bát ngát” : rất nhiều tre quanh lăng Bác như khắp các làng quê VN, đâu cũng có tre.
- “Xanh xanh VN”: màu xanh hiền dịu, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
- “Đứng thắng hàng” : như tư thế dáng vóc vững chãi, tề chỉnh của dân tộc Việt nam.
-> KI - không dừng lại ở việc tả khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre có thật mà còn gợi ra ý nghĩa sâu xa. Đen với Bác chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ cũng xanh mát bóng tre của làng quê VN.
2. Khổ 2: đến bên lăng - tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác.
+ Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ
Mặt trời đi qua trên lăng
Mặt trời trong lăng rất đỏ
Dòng người... / tràng hoa...
- Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn tỏa sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
- Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là 1 mặt trời - mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người -ỳ nói lên sự vĩ đại, thế hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác.
+ Hình ảnh dòng người, tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác: sự so sánh đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác.
3. Khổ 3: cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
+ Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” - nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác.
- Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.
- Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn.
+ “Vẫn biết trời xanh .... Trong tim’ : Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nỗi đau nhức nhối tận tâm can. Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc.
4. Khố 4 : Tâm trạng lưu luyến không muốn rời.
+ Nghĩ ngày mai xa Bác lòng bịn rịn, lưu luyến
+ Muốn làm con chim, bông hoa để được gần Bác.
+ Muốn làm cây tre “trung hiếu” đế làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân”.
- Nhịp dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho các câu -ỳ thế hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ.
III/ Kết bài:
- m hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ấn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm.
- Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhân dân, tác giả đối với Bác.
Câu 2. Đoạn văn
Cho câu thơ sau:
“Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh ”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Hãy cho biết vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn có cách trình bày theo kiểu tổng - phân - hợp, có độ dài từ 5 - 7 câu, làm rõ bản chất của nhân vật họ Mã.
Gợi ý :
a. Chép chính xác các câu thơ tả hình dáng
b.
+ Nêu tên đoạn trích.
+ Nêu vị trí của đoạn trích
b. Phân tích 8 câu thơ để làm rõ bản chất của họ Mã :
+ Diện mạo : vẻ ngoài chải chuốt, lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi, che đậy sự giả dối
+ Cử chỉ, thái độ : thô lỗ, bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào.
- Hình thức :
+ Một đoạn văn dài từ 5 - 7 câu
+ Cách trình bày đoạn văn : tổng - phân - hợp (câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn văn)
+ Các câu văn liên kết chặt chẽ.
Câu 3. Đoạn văn
Viết đoạn văn (khoảng 6 câu) giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Chế Lan Viên và bài thơ “Con cò” Trong đó có dùng câu ghép (gạch chân câu ghép đó).
Gợi ý:
* về nội dung cần có các ý sau
- Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
- Trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 ông đã nối tiếng trong phong trào “Thơ mới” với tập thơ “Điêu tàn” (1937).
- Trong 50 năm sáng tác, có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang trong công chúng.
- Là tên tuổi hàng đầu trong nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX
- 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Bài thơ “Con cò ” sáng tác năm 1962. In trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão ” (1967) của Chế Lan Viên.
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh
Chúc các bạn học tập tốt <3