Đăng ký

Cảm nghĩ về bài Con cò của Chế Lan Viên Ngữ văn 9

1,697 từ

Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam. Sáng tác ở cả hai chăng trước và sau cách mạng tháng tám nhưng thơ ông luôn đậm tính chất triết lí, mang vẻ đẹp của trí tuệ, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng. Con cò là một trong những tác phẩm như vậy.

Con cò

I.    Với tập thơ Điêu tàn (1937), Chế Lan Viên nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Càng về sau ông càng nổi tiếng nhờ những bài thơ, những bài viết ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nỗ lực tìm tòi những ngôn từ cao đẹp nhất trong diễn đạt.
Bài thơ Con cò được Chế Lan Viên viết vào năm 1962 nằm trong mạch thơ khác của ông. Ba khổ thơ tự do gắn kết với làn điệu dân ca thành lời ru đậm tình thương yêu và mong ước của mẹ đối với con thơ.

II.    Phân tích bài thơ Con cò
1.    Mở đầu bài thơ là hình ảnh thân thương thường thấy: Mẹ hiền đang bế con thơ! Lời mẹ nói, hay lời của nhà thươ? Điều ấy không còn quan trọng. Trong những câu thơ ngũ ngôn ấy, quan trọng là câu thơ "chưa biết con cò", và "lời mẹ hát có cánh cò đang bay"...

"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng..."

Con cò trong dân ca lục bát vẫn hiện hữu trong những vần thơ bốn chữ, vỗ cánh thành những nhịp ru dịu dàng so sánh thân phận của cò với thân phận của con:

Cò một minh, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

“Con cò ăn đêm...” Cò vất vả khổ cực. “Cò gặp cành mềm...”. Đời cò gặp lắm hiểm nguy. Còn con, cò con thương quý nhât của mẹ thì:

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.


Điệp ngữ, “Ngủ yên! Ngủ yên!...” tạo nhịp đong đưa ru cò con đang nằm trên cánh tay mẹ. Trong lời ru ấy mang tình thương ngập tràn hy vọng "hơi xuân", và đầy sức sống (sữa mẹ nhiều) của mẹ vỗ về con yên tâm cho tới lúc trưởng thành.

Lời ru vẫn tiếp như câu chuyện cổ tích mẹ kế cho con nghe. Đây là câu chuyện thần tiên vì con mà mẹ kế. Chuyện kể rằng ngày nọ có con cò trắng đến làm quen. Lúc đầu, cò đứng quanh nôi nhìn, đùa vui, sau đó thì cò vào trong tổ vỗ về bé...


Con ngủ thì cò cũng ngủ
Cánh cửa cò, hai đứa đắp chung đôi.

Hình ảnh trong hai câu thơ thật đẹp, mẹ ấp ủ, che cởơ, nuôi nấng con; mẹ truyền cho con không chỉ “sữa mẹ nhiều” mà cả lòng yêu thương đưa con vào giấc ngủ. Rồi:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò hay theo gót đôi chân.

Hai câu thơ kể tiếp chuyện cổ tích ấy làm người đọc nhớ lại hình ảnh của Thanh Tịnh: "Mỗi năm cứ vào cuối thu... mẹ tôi âu yếm nấm lấy tay tôi dẫn di trên con dường làng...". Rồi con “lớn lên” theo thời gian, mẹ hỏi con làm gì. Biết con muốn làm “thi sĩ” thì:

Cánh cò trắng lại hay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...

Mẹ theo con đi vào tương lai. Mẹ theo con đi vào nghề nghiệp. Mẹ theo con xoa dịu cuộc đời bằng "hơi mát câu văn...". Mơ ước về con của mẹ trong lời ru là một ước mơ đẹp hiền hòa. Câu chuyện cổ thần tiên vẫn được kể tiếp qua lời ru băng nghệ thuật điệp từ (dù, vẫn), dùng từ đối lập (gần/xa, lên rừng/xuống bể) để khẳng định chân lí muôn đời:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Và lời ru đi vào đoạn cuối:

Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho củ sắc trời
Đến hát
Quanh nôi

Lời ru của mẹ là thế, tình mẹ là thế. Gần gũi như vòng tay hơi ấm của mẹ đang ẵm bồng con thơ. Trái tim hồng mênh mông mơ ước cho đời con an lành từ giấc ngủ của mẹ là thế: Chẳng chỉ cho cánh cò cánh vạc trong đẹp phủ lấy đời con. Tinh mẹ bao la, cao cả như thế nên nguồn thơ ca ngợi mẹ không bao giờ cạn.

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ thư thiết như dòng suốii hiền ngọt ngào

III.    Cò trong ca dao thành lời của mẹ ru con ngủ. Mẹ chịu nhọc nhằn, gian khổ, chịu nhiều hy sinh để nuôi dương và che chở con. Mẹ hóa thân thành cò trong lời ru. Chỉ “một con cò thôi”, ấy là mẹ! Cảm nhận của em về bài thơ con cò

Bài thơ thuộc thể thơ tự do bằng sự kết hợp giữa các đoạn thơ 5 chữ (ngũ ngôn), 4 chừ (tứ tự), 7 và 8 chữ (thơ mới), vần ôm (tay, bay) mang nhịp điệu của các thể thơ ấy. Các từ láy, điệp ngữ (cò, con, bay lả, bay la, ngủ đi...) làm nên giọng điệu của lời ru. Tất cả tạo nên tư tưởng, cảm xúc ngọt ngào của tình mẹ con.

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

shoppe