Phân tích bài "Đi bộ ngao du" của Ru-xô (3).
Đề bài
Đề bài: Phân tích bài "Đi bộ ngao du" của Ru-xô.
Hướng dẫn giải
Ru-xô là nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỉ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình,nghèo, cha làm thợ sửa đồng hồ. Mồ côi mẹ sớm nên ông chỉ được đi học từ năm mười hai đến năm mười bốn tuổi, sau đó rời gia đình, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Nhờ thông minh, có năng khiếu bẩm sinh và chịu khó học hỏi, Ru-xô đã trở thành nhà triết học, nhà văn có tên tuổi. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Luận về khoa học và nghệ thuật (1750), Luận về sự bất bình đẳng (1755), tiểu thuyết Giuy-li hay nàng Hê-lôi-dơ mới (1761), tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục (1762), Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1777 1 1778)…
Luận điểm triết học mà Ru-xô hay bàn tới là sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người xã hội. Theo ông, con người sinh ra vốn lương thiện, tự do và sung sướng, nhưng xã hội phong kiến đã biến con người thành độc ác, nô lệ và khổ cực. Triều đình phong kiến Pháp thế kỉ XVIII thẳng tay đàn áp những tư tưởng tiến bộ của Ru-xô, ông bị truy nã khắp nơi. Mười một năm sau khi ông qua đời, cách mạng tư sản 1789 đã đánh đổ chế độ phong kiến suy tàn tổn tại lâu đời. Tư tưởng dân chủ tiến bộ của Ru-xô được đánh giá rất cao. Tượng bán thân Ru-xô được chính phủ Cách mạng tư sản Pháp trân trọng đặt trong phòng họp của Quốc hội.
Ê-min hay Về giáo dục là một thiên luận văn tiểu thuyết, nội dung đề cập đến phương pháp giáo dục một con người từ khi mới ra đời cho đến lúc trưởng thành. Nhà văn đặt tên cho nhân vật là Ê-min và thầy giáo đảm nhiệm công việc giáo dục chính là ông. Tác phẩm chia thành năm quyển, tương ứng với năm giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục.
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ khi Ê-min mới ra đời cho đến khoảng hai, ba tuổi. Nhiệm vụ của người giáo dục là làm sao cho cơ thể em bé được phát triển tự nhiên. Giai đoạn thứ hai từ khi Ê-min lên bốn, lên năm cho đến mười hai tuổi. Đây là giai đoạn giáo dục cho em một số nhận thức bước đầu bằng hình thức giáo dục nhẹ nhàng, không gò bó. Tiếp theo là giai đoạn thứ ba kéo dài khoảng ba năm, Ê-min sẽ được trang bị những kiến thức khoa học hữu ích, nhưng không phải là kiến thức trừu tượng trong sách vở mà là kiến thức cụ thể tiếp thu được từ thực tiễn sinh động của cuộc sống và thiên nhiên. Năm mười lăm tuổi, Ê-min học một nghề lao động chân tay và gia sư đã hướng dẫn em học nghề thợ mộc. Giai đoạn thứ tư từ năm mười sáu đến năm hai mươi tuổi, Ê-min được giáo dục về đạo đức và tôn giáo. Giai đoạn thứ năm, Ê-min đã trưởng thành. Anh gặp Xô-phi, một cô gái nết na được giáo dục từ bé theo những nguyên tắc tương tự. Hai người yêu nhau. Trước khi cưới, Ê-min đi du lịch hai năm để cho đạo đức và nghị lực được thử thách và cũng là dịp mở mang hiểu biết về xã hội rộng lớn xung quanh.
Bài Đi bộ ngao du trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục. Văn bản này do tác giả sách giáo khoa dịch và đặt nhan đề.
Để thuyết phục mọi người rằng nếu ngao du thì nên đi bộ, tác giả đã lập luận bằng ba đoạn văn, mỗi đoạn trình bày một luận điểm: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Đi bộ ngao du là dịp để trau dồi, mở mang tri thức. Đi bộ ngao du làm cho tính tình trở nên vui vẻ.
Tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du. Lập luận của bài văn hết sức chặt chẽ. Tác giả lấy thực tiễn sinh động để chứng minh rằng muốn ngao du cần phải đi bộ. Bài văn còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị nhưng sâu sắc, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Ở đoạn thứ nhất, tác giả nhấn mạnh rằng đi bộ ngao du là cách mà con người được tự do đến mức tối đa. Từ một việc làm bình thường hằng ngày, tác giả đã nâng lên thành một mục đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Trong đoạn văn này, tác giả chủ yếu sử dụng câu trần thuật để kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng cách đi bộ.
Tác giả kể chuyện bằng ngôi thứ nhất và lấy những kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du để thuyết phục mọi người: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích, làm chủ hành động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai.
Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.
Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi.
Ở đoạn thứ hai, tác giả chứng minh đi bộ ngao du là dịp để con người trau dồi, mở mang tri thức:
Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi một triết gia có thể quyết định ngao du cách khác mà không xem xốt những tài nguyên nơi mình giẫm chân lên và trải đất phô bày phong phú ra trước mắt.
Đi bộ ngao du là cách để con người nâng cao tẩm hiểu biết, bồi đắp vốn sống thực tế. Thiên nhiên và cuộc đời là một trường học lớn, là kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng: Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy ? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch!
Kiến thức về mọi lĩnh vực của tự nhiên giống như những ngọn gió mát lành ùa vào tâm hồn và trí tuệ con người. Học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên khác xa với cách học giáo điều, hình thức trong trường lớp, qua sách vở. Thiên nhiên sống động không giống với những mô hình chết cứng trưng bày trong phòng sưu tập của các ngài tự nhiên học và các phòng sưu tập sang trọng của vua chúa cũng không thể so sánh. Bởi những thứ mà họ có trong tay cứ tưởng là đầy đủ thật ra chỉ là một phần rất nhỏ của thiên nhiên mà thôi. Còn sự vật chỉ thực sự có linh hồn khi ở đúng chỗ mà Tạo hóa đã an bài cho nó trong một tổng thể thiên nhiên hài hòa và sinh động, một sự sắp xếp thần tình mà không một nhà khoa học tài giỏi nào có thể sắp xếp tốt hơn.
Vốn tôn thờ chủ nghĩa tự nhiên nên Ru-xô đả kích không thương tiếc thứ chủ nghĩa tự nhiên giả hiệu của giai cấp phong kiến quý tộc đương thời: … các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập; họ có các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả.
Nhưng phòng sưu tập của Ê-min thì phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều ở đúng chỗ của nó… mọi thứ đâu ra đấy. Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
Ru-xô mỉa mai những kẻ nghiên cứu tự nhiên giả hiệu và khẳng định Ê-min giàu có hơn cả vua chúa vì anh có bộ sưu tập khổng lồ vô giá là cả trái đất.
Ở đoạn cuối, Ru-xô nhận xét: đi bộ ngao du có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và tinh thần:
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy. Không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng buồn bã, của kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta muốn đến một nơi nào đó, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
Đi bộ ngao du làm cho con người phát triển toàn diện. Chân đi, mắt nhìn, tai nghe, óc phân tích, nhận xét và trái tim cảm thụ những điều mới lạ, những cảnh đẹp gặp trên đường. Thân thể được rèn luyện, thử thách, sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy, ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào, đáng sống biết chừng nào!
Đối với Ru-xô, tự do là mực tiêu quan trọng hàng đầu. Suốt đời, ông đấu tranh chống lại chế độ phong kiến để đem lại quyền sống tự do cho mọi người.
Thuở nhỏ, Ru-xô không được học hành nên ông càng khát khao hiểu biết. Ông luôn nỗ lực tự học, Lập luận sắc sảo của ông không phải lí thuyết tiếp thu trong sách vở mà là kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn cuộc sống muôn màu.
Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi theo quy luật thời gian sẽ được hồi xuân, gương mặt tươi tắn, thân thể tràn đầy sức sống. Đi bộ ngao du là một liều thuốc bổ công hiệu, một loại tiên dược thần kì mà chẳng tốn tiền mua.
Khi trình bày luận điểm thứ ba, nhà văn đứng ở một góc nhìn khách quan để quan sát và phân tích, so sánh hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ.
Trong thời đại văn minh, tất nhiên đi xe tốt hơn đi bộ vì nó nhanh hơn, đỡ vất vả hơn nhưng rốt cuộc, giá trị của thành tựu khoa học kĩ thuật cũng chỉ có thế. Còn đi bộ (trong trường hợp ngao du, nghĩa là không cần tốc độ) thì có ích cho tính tình, sức khỏe nhiều hơn. Ru-xô nhận xét về hai thái cực trái ngược nhau: Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.
Đoạn văn được viết bằng một giọng điệu hân hoan dù đậm tính chủ quan nhưng vẫn được mọi người đồng tình. Những câu văn ngắn gióng như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thong thả, ung dung: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà I Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cài giường tồi tàn!
Trong các chuyến đi bộ ngao du, điều kiện ăn ngủ tuy đơn sơ thiếu thốn nhưng những thú vui tình thần lành mạnh, bổ ích sẽ đem đến cho tâm hồn ta sự sảng khoái vô biên. Nếu cuộc đời được nối tiếp bằng những cuộc đi bộ ngạo du như thế thì chắc chắn ta sẽ trẻ mãi không già.
Bài văn khép lại bằng một ý tưởng khiêm nhường nên tránh được sự khoa trương ồn ào. Mục đích của đi bộ ngao du cũng có giới hạn, không thể áp dụng nó trong tất cả các loại hành trình: Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Kết luận như thố là khéo léo, thiết thực.
Trong tác phẩm, có những chỗ tác giả xưng ta và có những chỗ xưng tôi. Tác giả xưng ta khi lí luận chung và xưng tôi khi nói về cảm nhận của mình trước cuộc sống. Cũng có lúc những trải nghiệm riêng tư ấy lại được thể hiện dưới dậng kể chuyện về người học trò Ê-min, tuy rằng Ê-min chỉ là nhân vật do ông tưởng tượng ra mà thôi.
Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa lí luận trừu tượng và vốn sống thực tế của bản thân nên áng văn nghị luận này của Ru-xô không hề khô khan mà ngược lại rất sinh động, giàu sức thuyết phục.
Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. Bóng dáng của núi sông, đồng ruộng, hoa lá, cỏ cây hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du, đó là nét đặc biệt làm cho bài văn nghị luận này trở nên nhẹ nhàng, tươi mát và đầy sức sống.