soạn bài Đi bộ ngao du- soạn văn 8
Câu 1:Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính
a) Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự đo, tùy theo ý thích không bị lệ thuộc bất kì ai, bất kì cái gì.
b) Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
c) Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần
Câu 2: Về trật tự sắp xếp ba luận điểm chính
Có người muốn đưa lập luận thứ ba lên đầu tiên. Cũng có người cho là lập luận thứ hai quan trọng hơn.
Nhưng đốì vởi Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập lại phải đi ở cho người ta để kiếm sông nên ông rất khao khát tự do, luôn luôn khao khát tự do. Ru-xô hơn ai hết hiểu được tự do quý như thê nào. Theo ông, đó là mục tiêu hàng đầu. Suốt đời Ru-xô đấu tranh cho tự do, chông lại chế độ phong kiến.
Thời thơ ấu, Ru-xô chỉ được đi học vài năm nên ông rất khao khát tri thức. Cả đời ông, ông luôn nỗ lực tự học. Chính vì thế lập luận trau dồi vốn trì thức không phải từ sách vớ trường lớp, mà từ thực tiễn sinh dộng của thiên nhiên được nhè văn xếp hạng nhì trong số ba lợi ích của di bộ ngao du
Câu 3: Bài văn nghị luận sinh dộng
Trong bài, các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi”. Nhìn chung, Ru-xô dùng utan khi lí luận chung, dùng “tôi” khi nói về những cảm nhận về cuộc sống từng trải của riêng mình.
Hoặc có chỗ, những trải nghiệm của riêng mình được nhà văn thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, tên một người học trò do ông tưởng tượng ra
Chính nhờ sự xen kẽ như thế nên bài Đi bộ ngao du này rất sinh động, không chút khô khan
Câu 4: Bóng dáng nhà văn
Qua bài văn nghị luận này, người dọc có thể tìm thấy đôi nét về bóng dáng của nhà văn Ru-xô. ông là một người hết sức giản dị, yêu quý tự do và yêu mến thiên nhiên