Đăng ký

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

1,645 từ Văn mẫu

I. Kiến thức cơ bản

Đề bài nêu lên một hiện tượng trong đời sống qua một số thông tin vắn tắt về một câu chuyện lạ lùng của một con người có thật (chàng thanh niên trẻ tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 – Nguyễn Hữu Ân). Yêu cầu của đề bài: Bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng đó 2. Các bước thực hiện Có thể thực hiện theo các bước sau đây:

- Xác định hiện tượng cần bàn luận: một tấm gương tốt ở lứa tuổi thanh niên rất đáng học tập.

- Suy nghĩ về nội dung bàn luận:

+ Bàn luận những vấn đề gì? (luận điểm)

+ Minh họa những dẫn chứng nào? (luận cứ) Xác định cách lập luận: vận dụng những thao tác lập luận nào? 2.2. Lập dàn ý Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận, nhấn mạnh đặc điểm của nó. Thân bài: Bàn luận về hiện tượng đó: - Đúng, đẹp như thế nào? Vì sao lại là câu chuyện lạ lùng?

- Đáng ghi nhận và ca ngợi, đáng học tập như thế nào?

- Ở góc độ riêng của mình (học sinh lớp 12), sẽ đi sâu bàn luận vấn đề gì có tính đặc biệt?

- Có cho đó là hiện tượng “phi thường”, cá biệt, khó có thể học tập không?

Kết bài: Nêu suy nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về hiện tượng đó.

Dựa vào dàn ý đã lập (có thể khác dàn ý bài) để viết thành bài văn theo suy nghĩ riêng của em. Có thể bàn luận toàn diện, cũng có thể chỉ đi sâu vào suy nghĩ tâm huyết nhất của mình (Đề bài viết cập nhật, cần đọc kĩ tư liệu tham khảo về câu chuyện của Nguyễn Hữu Ân).

3. Từ kết quả phân tích văn bản Chia chiếc bánh của mình cho ai?  rút ra kết luận?

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội.

- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng – mặt sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.

II. Luyện tập

1.1. Nội dung tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiên tượng đó không phải không còn ở một số thanh niên.  Cần phải cảnh báo và chấn chỉnh lại.

1.2. Trong văn bản, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, bình luận.

1.3. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.

Với dạng đề này, chúng ta có thể viết bài theo gợi ý dưới đây:

a. Mở bài Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.

b. Thân bài

- Phân tích hiện tượng

- Bình luận hiện tượng

- Đánh giá chung về hiện tượng

- Phê phán các biểu hiện chưa tốt.

c. Kết luận Bày tỏ suy nghĩ của bản thân em, đồng thời kêu gọi các bạn trẻ hãy tránh xa những thói quen xấu đó.

 

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp có thể tàu đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.

CÂU HỎI: HÃY VIẾT MỘT BÀI VĂN NGẮN (KHOẢNG 400 CHỮ) TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀ NGƯỜI NHẬT QUA CÁCH BẢO QUẢN CÁ CỦA HỌ?

viết bài văn trình bày về suy nghĩ sau : "Để có tri thức người ta phải học hỏi . Nhưng để có trí khôn người ta phải quan sát "

Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, em suy nghĩ gì về nạn bạo hành gia đình trong xã hội? n                        

Trình bày những suy nghĩ của em về thái độ đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam? 

 

Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.