Nêu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của tám bài thơ Hai-cư trong chương trình Ngữ văn 10 (bộ nâng cao)
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ nâng cao củng tuyển chọn ba bài Hai-cư của Ba-sô dc Nhật Chiêu và Lưu Đức Trung dịch (chúng tôi tạm gọi là bài 9, 10, 11). Điều đặc biệt là bài thơ phá cách "con quạ” (với 19 âm tiết nguyên đã được đưa vào chương trình giảng dạy.
Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều thu.
Mặc dù bài thơ này không tuân thủ theo quy luật thông thường 5/7/5 của Hai-cư thường vẫn luôn được coi là thi phẩm mẫu mực bởi cấu tứ, ý tưởng và sự bứt phá trong cái hài hòa mà nó mang lại cho cảm giác của người đọc. Bài thơ, các nhà nghiên cứu thường nhận xét, đúng là một bức tranh thủy mặc nhưng chưa có người nào đi vào lí giải lí do của sự so sánh đó. Theo chung tài, trước hết là bởi gam màu trầm với các đường nét kì hà của nó.
Cành khô màu nâu xám, chim quạ chắc chắn là màu đen (hoặc xám). Đây là những gam màu chủ đạo của hội họa thủy mặc, một loại hình nghệ thuật mà châ liệt chính là màu nước đen và giấy trắng. Đọc bài thơ, ta như thấy hiển him trẽn nền trời của buổi chiều thu hoang vắng hình ảnh một cánh chim ủ rũ đậu trên cành cây khô héo, và chắc chắn là không thể được tạo dựng bằng những đường nét mềm mại mà phải bằng sự gân guốc, cứng cáp và đối xứng trong cách mang tính kì hà ấy cũng là phong cách của thủy mặc.
Nhưng còn một yếu tố không kém phần quan trọng khiến thi phẩm “con quạ” my củi Ba-sô trở nên bất hủ là sự tương phản, đối lập một cách hài hòa trong sử dụng hình ảnh. Trên cành khô quạ đậu và chiều thu là hai phần hoàn toàn độc lập, tương phản với nhau. Một bên nhỏ hẹp, hiện hữu, một bên rộng lớn. mc hồ. Chiều thu là một khái niệm chung chung còn cành khô quạ đậu mói là ái có thể nắm bắt. Mai vật thể đòi lập ấy đã tạo thành một chỉnh thể, một bức tranh hoàn chỉnh: trên cái nền hoang vắng mơ hồ của buổi chiều thu, nổi bật lên hình hài màu đen của một chú quạ đậu trên cành khô. Yếu tố cổ tích (Sí-bi) trong bài thơ này thể hiện đậm nét hơn bất cứ thi phẩm nào khác của Ba-sô. Đến với không gian của chiều thu buồn vắng ấy là độc giả đã cùng
Với thi nhân đắm chìm vào miền tịch tĩnh giữa bao la đất trời.
Hình ảnh trong bài thơ có lẽ phần nào thể hiện tâm cảm thi nhân mặc dù nó như chi được chớp lấy trong một ánh nhìn, một không gian, thời gian nhất định. Bài thơ mang nỗi buồn của buổi chiều tà, của lúc tàn thu, sự ngưng đọng, lặng im của cảnh vật... Giống như mọi bài thơ Hai-cư khác, cái tôi thi nhân không bao giờ xuất hiện trong thi phẩm nhưng từ những gì nhà thơ gửi gắm sẽ khởi sự cho trí tưởng tượng vô biên của độc giá.
Trong bài thơ này, yếu tố mùa củng thể hiện rất rõ ở từng câu chữ chứ không đợi đến quy ngữ cuối bài. Đây là bài thơ về mùa thu và thời điểm chính xác có lẽ là cuối thu, khi chim quạ đã xuất hiện, khi lá cây đã rụng hết chỉ còn lại cành khô.
Thu là mùa xuất hiện nhiều nhất trong thơ Hai-cư Nhật Bản nhưng mùa xuân cũng gợi cảm không kém:
10. Hoa đào như áng mây xa
Chuông đền U-ê-nô vang vọng
Hay đền A-sa-cư-sa.
Hoa đào là quốc hoa của người Nhật Bản, bởi vậy, thấy hoa đào, bất cứ người dân xứ phù tang nào cũng biết mùa xuân đã đến, và nghe tiếng chuông ta cũng biết trời đã về chiều bởi đền U-ê-nô và A-sa-cư-sa chi gióng chuông vào lúc hoàng hôn. Nếu bài thơ "con quạ" được câm nhận hoàn toàn qua thị giác, bởi bài thơ giống như bức tranh chụp lại một khoảnh khắc của chiều thu thì bài “hoa đào và tiếng chuông” này được cảm nhận chủ yếu thông qua thính giác, hoa đào chi là điểm khởi đầu cho chuỗi liên tưởng mà thôi.
Ngồi trong túp lều bên dòng Si-mu-đa, nơi có thể nhìn thấy hoa đào ở cá hai đền U-ê-nô và A-sa-cư-sa, Ba-sô lặng thưởng cảnh sắc thiên nhiên, đón nghe tiếng chuông đền vẳng lại trong một ngày mùa xuân yên bình. Tiếng chuông được đón nhận bằng thính giác hay đến từ trí tưởng mà thi nhân lại không phân định được là vẳng lại từ nơi nao ? Ta không tìm được lời lí giải bởi thơ Hai-cư luôn mang trong mình những ẩn số và như mọi bài Hai-cư khác, bài thơ “hoa đào và tiếng chuông" chỉ là một gợi ý đối với người đọc mà thôi. Có lê văn học Nhật Bản yêu cầu một nền lí thuyết tiếp nhận ra đời sớm hơn thực trạng cả ba thế kỉ. Nhưng dù sao, bài thơ số 10 cũng là một thi phẩm đẹp của Ba-sô.
Cảm nhận thiên nhiên trong thơ ca thông qua các giác quan luôn la thế mạnh của thơ Hai-cư nói chung và thơ Ba-sô nói riêng. Bài thơ “cày chuôi" cũng không phải là một ngoại lệ, và dây cũng là một bài thơ thu:
11. Cây chuối trong gió thu
Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu
Ta nghe tiếng đêm.
Thật đặc biệt, màn đêm khùng được thể hiện thông qua màu sắc mà bằng âm thanh. Hẳn lúc này, trong “Ba tiêu am", túp lều nhỏ có cây chuối do học trò dựng tặng, Ba-sò đang nằm lắng nghe tiếng đêm. Tiếng đêm trong bài thơ trước hết được cảm nhận tư cây chuối, cụ thể hơn là những tàu lá chuối. Trong đêm thu, có lẽ là một đêm trời trở gió, lá chuối rung lên. Mà chắc chắn có cá mưa nữa mà. “Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu", dó chính là tiếng đêm được xác định bằng thính giác của nhà thư. Để tiếng “cây chuối trong gió thu'' Vĩ. "tiếng mưa rơi tí tách vào chậu" cạnh nhau, thi nhân mang đến cho chúng ta một tiếng liêm không hẻ hoang lạnh dù có cả mưa và gió, bởi đó lên tiếng cảm mà người cảm nhận trong căn nhà nhỏ ấm áp của mình (vì có chậu) chứ không phải trên “những cánh đồng hoang vu" - không gian xuất hiện khá nhiều trong thơ Ba-sô. Hình ảnh đêm được thể hiện bằng tiếng thật tinh tế gợi cảm. Lặng đi sau những ồn ã, náo nhiệt của ban ngày, đêm đến với thi nhân đâu cần đến một màn đen vốn dĩ, lòng người thanh tịnh, tiếng đêm hiện lên thật rõ ràng. Thơ Đường Trung Quốc và cả thơ Nôm Việt xác lập tiêng dim bằng âm thanh ni non của côn trùng. Không theo những qui ước cố định, Thơ Hai-cư đã góp thêm vào diện mạo tiếng đêm trong thơ ca bằng tiếng “cây chuối trong gió thu" và “tiếng mưa rơi tí tách vào chậu", thật hồn hậu đời thường nhưng vẫn không thiếu vẻ thanh bình, tịch tĩnh.
Thơ Nôm Việt Nam cũng đã từng có một cây chuối đặc biệt của Nguyễn Trãi, nhưng là ở tư thế khá đối lập với cây chuối của Ba-sô. Nếu cây chuối trong đêm thu của Ba-sô hiển ngộ tấm lòng trong sáng, rộng mở của thi nhân trước những chuyển biến của vạn vật, đất trời thì cây chuối trong đêm xuân của Nguyễn Trãi lại diễn tả một sức sống mãnh liệt, khỏe mạnh, trong sáng của ch nh thiên nhiên ấy.
Những bài thơ của Ma-su-ô Ba-sô thể hiện trọn vẹn mọi khía cạnh tình cảm nghệ thuật của một thi nhân Hai-cư chân chính. Thi sĩ làm thơ về Mình, về Người, về Thiên nhiên, Cuộc sống,... bằng những khoảnh khắc cảm xúc bất chợt, bởi lí tưởng thẩm mĩ mà thơ Hai-cư vươn tới chính là những gì giản dị, thanh cao nhất của cuộc sống, đó là cái vắng lặng, Đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng thanh thoát... Nó khác với lí tưởng thẩm mĩ mang tính hào sảng, hoành tráng, lao la, bát ngát... mà thơ Đường luôn muôn mang lại. Nó cũng rất đặc biệt, nét riêng trong cách thể hiện đề tài, không gian, thời gian thơ.
Đề tài trong thư Hai-cư nói chung cũng như trong các bài nói trên của Ba-sô ất đồi giản dị. Đó là những sự vật, sự việc nho nhỏ trong đời sống, đó có thể là nọt âm thanh (tiếng ve kêu, tiếng vượn hú, tiếng chim đỗ quyên, tiếng mưa), một hình ảnh (cánh hoa đào, nạm tóc mẹ, một chú khi, cánh quạ)... Nhưng mối liên hệ của chúng với vũ trụ lại vô cùng mật thiết. Chúng là một phần trẻ nhỏ không thể thiếu của bao la đất trời, được phản ánh tự nhiên như bản chất ban sơ vốn có.
Không gian trong thơ Hai-cư cũng vậy: rất nhỏ hẹp gần gũi. Ngoài không gian thiên nhiên của tám bài thơ ké trên, trong nhiều bài thơ khác của B.I-SÔ, đôi khi ta bắt gặp những khoảng, những vùng rất nhỏ bé: một mái lều, một lữ quán, bên cạnh một chiếc cối xay hay thậm chí là không gian dưới một chiếc ô. Nhưng chính kiểu thời gian đặc trưng - thời gian hiện tại - mới làm nên cái độc đáo trong cảm quan nghệ thuật của Hai-cư.
Các bài thơ Hai-cư thường có một số yếu tố biểu hiện mùa. Các từ ngữ liên hệ đến mùa được gọi là ki-go (quí ngữ). Trong các bài thơ trên, bài nào cũng có những từ biểu hiện mùa, bài 1: mùa sương (mùa thu), bài 2: chim đỗ quyên (mùa hè), bài 3: sương thu (mùa thu), bài 4, bài 11: gió thu (mùa thu), bài 5: mưa đông (mùa đông), bài 6: hoa đào (mùa xuân), bài 7: tiếng ve (mùa hè), bài số 8: cánh đồng hoang vu (mùa đông), bài 9: chiều thu (mùa thu), bài 10: hoa đào (mùa xuân)...
Những biểu hiện về mùa đó được dùng như những qui ước bất di bất dịch để nhận biết tín hiệu thời gian trong tác phẩm. Các tuyển tập thơ Hai-cư cũng thường sắp xếp các bài thơ theo thứ tự mùa. Vì thế, thời gian trong thơ Hai-cư thường là thời gian hiện tại, trong thơ Hai-cư tuyệt nhiên không có ý niệm về thời gian lịch sử. Các triều đại với các biến cố lịch sử hầu như không tìm được chỗ đứng trong thể thơ hồn nhiên tự tại này.
Thơ Hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông Phật giáo với kết cấu "chán không”, sử dụng những khoảng trống trong thơ. Vì vậy một nhà nghiên cứu thơ Hai-cư người phương Tây đã từng nói “hãy đừng cố đi tìm ẩn dụ trong thơ Hai-cư”. Một bài thơ cho dù có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo tâm lí tiếp nhận nhưng cái nghĩa ban sơ, sự vật là chính nó mới là cái mà Hai-cư vươn tới. Và thơ Hai-cư luôn phán chiếu vạn vật trong mối tương quan, giao hòa, chuyển hóa lẫn nhau. Đó mới chính là Thiền trong Thơ.
Những bài thơ của Ba-sô trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 có thể chưa phải là những bài hay nhất, kết tinh trọn vẹn nhất tinh thần Hai-cư-Ba-sô (như thi phẩm bất hủ “con ếch” ông sáng tác năm 1686) nhưng cũng đã dựng nên được diện mạo của một thi sĩ từ vùng đất xa xôi với thể thơ mới lạ cho học sinh nói riêng và người yêu thơ Việt Nam nói chung.
Ba-sô là người khai sinh ra thơ Hai-cư và cũng là người chiếm lĩnh đỉnh cao nghệ thuật của thể thơ này. Những bài thơ của ông được các thế hệ Hai-cư tiếp sau coi là những thi phẩm mẫu mực về hình thức nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng để học tập. Nó vừa mang tính bác học nhưng cũng lại rất đỗi đời thường, ở Hai-cư vì thề luôn là một thể thơ dễ yêu, dễ gần cho dù không phải lúc nào cũng dễ cảm.
Xem thêm >>> Nêu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của tám bài thơ Hai-cư trong chương trình Ngữ văn 10 (bộ cơ bản)
Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập ở cả hai bộ cơ bản và nâng cao, chúc các bạn học tập tốt <3