Đăng ký

Nêu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của tám bài thơ Hai-cư trong chương trình Ngữ văn 10 (bộ cơ bản)

4,636 từ

Hai-cư là thể thơ độc đáo của người Nhật Bản. Có nguồn gốc từ thơ liên ca (renga), Hai-cư được Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694) sáng tạo thành một thể thơ mới, dung hợp được cả tính chất trào lộng đời thường của renga hiện đại và tính chất tâm linh huyền bí của renga cổ điển. Với Ba-sô, Hai-cư đã trở nên đỉnh cao vào thế kỉ mười bảy.
Về mặt hình thức, có thể nói Hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới với 17 âm tiết, ngắt ra làm ba dòng theo thứ tự thông thường 5-7-5. Khi chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang các ngôn ngữ La-tinh, người ta thường quen cảm nhận đó là một bài thơ có ba câu nhưng thực chất ba dòng thơ ấy chi là một câu mà thôi. Về nội dung, mỗi bài thơ Hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó.
Các bài thơ Hai-cư thường có một số yếu tố biểu hiện mùa. Các từ ngữ liên hệ đến mùa được gọi là kigo (quý ngữ). Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa thu, trăng thu, tiếng côn trùng mùa thu, tuyết đông... Những biểu hiện về mùa đó được dùng như những quy ước bất di bất dịch để nhận biết tín hiệu thời gian trong tác phẩm. Các tuyển tập thơ Hai-cư cũng thường sắp xếp các bài thơ theo thứ tự mùa. Vì thế, thời gian trong thơ Hai-cư thường là thời gian hiện tại, trong thơ Hai-cư tuyệt nhiên không có ý niệm về thời gian lịch sử. Các triều đại với các biến cố lịch sử hầu như không tìm được chỗ đứng trong thể thơ hồn nhiên tự tại này.
Không gian trong thơ Hai-cư rất nhỏ hẹp gần gũi: một mái lều, một lử quan, thậm chí là không gian dưới một chiếc ô. I)ề tài trong thơ Hai-cư cũng vậy, giải dị và thân thiện, đó là những sự vật, sự việc nho nhỏ trong đời sống. Nhưng những sự vật sự việc ấy lại luôn được đặt trong cái chính thể, cái toàn diện của vũ trụ, chúng được phản ánh thật hồn nhiên đứng như bán thể của chung trong tự nhiên. Những "sự vật nhỏ bé” ấy nhiều khi gián dị đến bất ngờ, đó có thể là một chú dế mèn, một bông cúc trắng, chiếc cối xay, chim gõ kiến, một chi: quạ hay thậm chí chí là một âm thanh: tiếng ve kêu, tiếng ếch nhảy...
Thơ Hai-cư thấm dầm tinh thần Thiền tông Phật giáo đặc trưng Nhật Bản và văn 1 hoá phương Đông nói chung. Đặc trưng thi pháp của Hai-cư là kết cấu “hư không”, sử dụng những khoảng trống trong thơ Điều này tương đồng với khái niệm “hư không” của Phật giáo Thiền tông. Đó là trạng thái cái tâm trở về với b.ìn tính ban sơ trong suốt. Nó có thể ví như tấm gương trong sáng vô ngần, cc khả năng phản chiếu vạn vật. Và thơ Hai-cư luôn phán chiếu vạn vật trong mài tương quan, giao hòa, chuyển hóa lẫn nhau.
Lí tưởng thẩm mĩ mà thơ Hai-cư vươn tới chính là những cảm giác giản dị, thanh cao nhất của cuộc sống, dớ là cái vắng lặng, Đơn sơ, u huyền, Nhẹ nhàng thanh thoát... Nó khác với lí tưởng thẩm mĩ mang tính hào sảng, hoành tráng, bao la, bát ngát... của thơ Đường.
Ma-su-ô Ba-sô là ông tổ của thư Hai-cư. Từ Bài hài liên ca (Haikai ho renga), một thể thơ mang tính chất trào lộng đời thường, một bài thơ sáng tác theo ngẫu hứng của nhiều tác giả và số lượng câu chữ nhiều hơn, Ba-sô đã sáng lạn thành một dạng thức thơ độc đáo. Đặc biệt hơn, Ba-sô đã thổi vào Hai-cư nột âm hưởng tâm linh bác học và tao nhã nhưng cũng rất hồn hậu đời thường mà liên ca không có.
1.            Thơ Hai-cư trong ‘‘Ngữ văn 10” (bộ cơ bản)
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, bộ cơ bán tuyển chọn tám bài thơ của Ba-sô, đề là những bài thơ hay, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.
Thơ ca Nhật Bản, nằm trong vùng văn hóa đồng văn nên chịu ảnh hưởng của thi h?c Trung Hoa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, người Nhật sớm biết tinh lục lễ Hai-cư trở thành một thể thơ độc đáo, của riêng xứ phù tang. Thơ ca cứa XX mặt trời mọc không phải là dạng thơ ca nặng nề, văn dĩ tải đạo hay thiên về giáo huấn. Đó là một thứ thơ ca thuần khiết cảm xúc. Khó có thể tìm thấy yếu tố lịch sử, dấu ấn của các triều đại trong thơ Hai-cư. Ba-sô rất tôn thờ Lí Bạch mận trắng), đã từng lấy bút hiệu Tô-sei (đào xanh) để tỏ lòng ngưỡng mộ, nhưng nội dung tư tưởng của hai nhà thơ quả thật là khác nhau một trời một vực Lí Bạch là nhà thơ lãng tử, làm thơ với khát vọng vươn tới lí tưởng cao cả hoành tráng. Còn Ba-sô, một thi nhân tự do lãng du, chi ghi lại những khoảnh khắc cực hạn mà cảm xúc tinh tế của ông nắm bắt. Chẳng hạn như hai bài thơ số 6 và số 7, chắc chắn chúng chẳng "tải" điều gì to tát ngoài cảm xúc lãng mạn, nồng thắm của nhà thơ trước đất trời:
6.            Từ bốn phương trời xa
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Bi-gua.
7.            Vắng lặng u trầm Thấm sâu vào đá Tiếng ve ngâm.
Tuy nhiên hai bài thơ củng cố Phật tính, Thiền tính trong đó. Đó là bản chất của cuộc sống. Cái nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan, giao hòa, chuyển hoá của vũ trụ. Một cánh hoa đào mỏng tang, nhỏ xíu nhưng cũng có thể làm hồ Bi-gua nổi sóng. Một tiếng ve trong không gian vắng lặng u trầm, không gian của niềm tịch tĩnh nghe như tiếng ngân của chú ve ấy đang dần thấm vào trong đá, dạng vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi và vĩnh cửu. Cánh hoa và mặt hồ cũng như tiếng ve và đá là hai vật thể riêng biệt tưởng như có thể tồn tại độc lập vậy mà trong thơ Ba-sô, chúng đã được thể hiện hết sức tự nhiên trong mối tương quan thống nhất đúng như quy luật của cuộc sống.
Hồ Bi-gua, một hồ nước thơ mộng đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn chương Nhật Bản. Bi-gua, tức là Tì Bà, cái hồ được đặt tên theo hình dáng chiếc đàn tì bà ấy đã khiến thi nhân phải dừng chân lặng ngắm. Không chi mang trong mình triết lí nhân sinh về cuộc sống, bài thơ còn là một bức tranh thiên nhiên đẹp và vô cùng tao nhã. Mặt hồ bao la gợn sóng, đầu các con sóng là vô số cánh hoa anh đào màu hồng phấn, loài hoa quốc hồn quốc túy của xứ phù tang. Cảnh vật thật êm đềm và dù vắng bóng con người, nó vẫn là một thiên nhiên bình yên đang vận động trong chuỗi sinh tồn của nó.
Ngoài tính chất giao hòa của các vật thể trong thiên nhiên, bài thơ số 7 còn là một minh chứng tiêu biểu cho cảm thức yugen trong thơ Hai-cư của Ba-sô. Yugen, một trong những nguyên lí thẩm mĩ cổ xưa của người Nhật, rất khó chuyển nghĩa chính xác sang một ngôn ngữ khác, cụm từ nhằm chỉ những vẻ đẹp huyền diệu, thẳm sâu trong cái vắng lặng, đơn sơ, tịch mịch. Bài thơ về tiếng ve đem lại cho người ta những cảm giác như vậy. vắng lặng u trầm/ Thấm sâu vào đá/ Tiếng ve ngâm. Một không gian yên tĩnh đến mức một tiếng động khẽ, một âm thanh mỏng manh (tiếng ve) lại mạnh đến mức có thể xuyên thấm vào một vật tĩnh, cứng, biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu như là đá. Sự giao hòa trong không gian như vậy mang lại cho ngươi ta cảm giác về một nỗi u hoài, nhỏ bé trước thiên nhiên, vạn vật trước sự vắng lặng đến khôn cùng. Nhưng cũng thật kì diệu, kì diệu trong thế đối nghịch: thi nhân lại cho thi phẩm cảm giác yên tĩnh thông qua tiếng động. Bới người ta chỉ có thể cảm nhận tiếng ve vút lên, sắc nhọn đến mức có thể thấm vào trong một không gian hoàn toàn vắng lặng.
Là nhà thơ của thiên nhiên, Ba-sô cũng là nhà thơ của những tình cảm rất đỗi con người, từ tình thân thông thường đến tình yêu quê hương đất nước của một tâm hồn xa xứ nhạy cảm. Bài thơ số 1 và số 2 là những bài tiêu biểu thể hiện tình cảm đó.
1. Đất khách mười mùa sương về thăm quê ngoảnh lại Ê-đô là cố hương.
2. Chim đỗ quyên hót
Ở Kinh đô
Mà nhớ Kinh đô.
Bài số một cho ta thấy tình cảm gắn bó của Ba-sô với cả hai miền đất, một bên là nơi chôn rau cắt rốn, một bên là È-đò, nơi ông đã sống mười năm trời. Nhớ quê, về thăm quê, Ba-sô lại nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô cũng đã trở thành “cò hương’’ thân thiết của mình. Bài hai cũng thể hiện tình yêu quê hương của thi nhân. Thời trẻ, Ba-sô ở kinh đô Ki-ô-tô, sau này ông lên Ê-đô, cũng là kinh đô (Tô-ki-ô ngày nay). Khi trở lại kinh đô cũ, nghe tiếng đỗ quyên hót, Ba-sô chạnh lòng nhớ đến Ê-đô nên mới có câu “ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô". Đây cũng là tình cảm gắn bó với cả hai miền đất, cho dù đó không phải là nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Ở cả hai bài thơ, ta đều thấy nhà thơ dùng biện pháp tu từ để nhấn mạnh tình cảm của mình. Bài thứ nhất là biện pháp đối, bài thứ hai là biện pháp lặp. Tình cảm thi nhân gắn bó sâu đậm với vùng đất mới đã khiến đất khách cũng trở thành cô' hương, và và vậy, với Ba-sô, nơi nào cũng đều trở thành Kinh đô trong lòng người. Một nhà thơ Việt Nam cũng từng nói lên tiếng lòng của mình trong hoàn cảnh tương tự. Dớ là hai câu thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Nhưng với Ba-sô, cũng như với Hai-cư, không phải chỉ những tình cảm thiêng liêng mới đáng trân trọng. Tình thân gia đình hay tình yêu thương đối với những sinh linh nhỏ bé cũng có chỗ đứng nhất định trong lòng thi nhân. Bãi thơ viết về mẹ của Ba-sô đặc biệt gây xúc động:
3. Lệ trào nóng hổi
Tan trên tay tóc mẹ
Làn sương thu.
Đứa con thi nhân lâng du Ba-sô kill trở về nhà cũng là lúc mẹ không còn nữa. Là một người con có hiếu, Ba-sô thể hiện rất rõ niềm tiếc thương vô hạn với người mẹ đã quá cố của mình trong bài thơ. Nhà thơ cầm trên tay di vật của mẹ “Lệ trào nóng hổi”. Bài thơ đặc biệt mang lại cảm giác u hoài do cả cảm xúc của người con (lệ trào), di vật của người mẹ (nạm tóc) lẫn không khí của thời gian (sương thu). Toàn bộ thi phẩm toát lên một tình cảm tiếc thương sâu sắc nhưng vẫn rất lắng sâu đằm thắm.
Không chỉ với mẹ, mà lòng nhân ái của thi nhân còn thể hiện ngay với cả những sự vật nhỏ nhất:
4. Tiếng vượn hú não nề
Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc
Mưa mùa thu tái tê.
5. Mưa đông giăng đầy trời Chú khỉ con thầm ước Có một chiếc áo tơi.
Bài sô 4, nghe tiếng vượn hú não nề, nhà thơ liên tưởng đến những đứa trẻ bị bỏ rơi. Những từ "não nề”, “tái tê” thể hiện tâm trạng thi nhân trước số phận những đứa trẻ bất hạnh hoặc do nghèo đói mà bị cha mẹ bỏ lại trong rừng, hoặc do hủ tục cũ - nếu sinh đôi thì phải bỏ đi một đứa nếu không cá nhà sẽ gặp tai họa. Những sinh linh đáng thương đó ám ảnh tâm trạng nha thơ tới mức khi nghe tiếng vượn hú, Ba-sô cũng chạnh lòng nhớ tới chúng. Bài số năm vẫn còn vương dáng vẻ hóm hỉnh của thể ren-ga hiện đại trong tình nhân ái của nhà thơ với chú khi con khi cơn mưa mùa đông đang tới. Yêu thương loài vật, Ba-sô cũng mong chú khi có một chiếc áo tơi giống mình để không bị ướt, bị lạnh.
Tình cảm nhân ái bao la của Ba-sô vẫn mãi đồng hành cùng những chuyến du hành. Phiêu lãng và làm thơ luôn là khát vọng của cuộc đời ông. Bài thơ số tám thể hiện rất rõ điều này:
8. Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
Mộng hồn còn phiêu lãng
Những cánh đồng hoang vu.
Mùa xuân năm 1694, mặc dù đã tuổi cao sức yếu nhưng Ba-sò vẫn quyết định hành hương lên phương Nam, tới miền Ki-ụ-su nhưng trên đường đi ông đã ngã bệnh và qua đời. Có thể nói bài số 8 là bài thơ tuyệt mệnh của Ba-sô. Thế nhưng, cho dù hành trình cuộc sống phải dừng lại thì cuộc hành trình du lãng với thơ vẫn được Ba-sô thổi vào một niềm say mê vô bờ bến. Đó là dù có chết, thì linh hồn Ba-sô vẫn là linh hồn một thi nhân, lang thang trên những cánh 'lồng hát tân trong định mệnh của một nhà thơ phiêu lãng, linh hồn ấy vẫn tiếp tục làm thơ: "Mộng hồn còn phiêu lãng những cánh đồng hoang ưu" Bài thơ không chi thể hiện tình yêu vớt thơ, với cuộc sống mà còn nói lên sứ mệnh thi nhân. Yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp, Ba-sô sẽ còn mãi làm thơ vẻ đẹp cuộc đời ngay cả khi mộng hồn đã rời sang thế giới bên kia.

Xem thêm >>> Cho biết cách hiểu và suy nghĩ của anh (chị) về đoạn trích Ra-ma buộc tội

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe