Đăng ký

Lý thuyết cơ bản của tác phẩm “Thơ Hai-cư" của Ba-sô

3,909 từ

1.            Tác giả: 
-              Ma-su-ô Ba-sô (1944-1694), tên thật là Ma-su-ô Mu-ne-phu-sa, nhà thơ, bậc thầy về thơ hai-cư, một thể thơ truyền thống của Nhật Bản phố biến vào thế kỉ XVII. Xuất thân trong một gia đình võ sĩ đạo của xứ I-ga, thuở nhỏ, ông từng là tiểu đồng cho một lãnh chúa, nhưng từ năm 24 tuổi, ông bắt (lầu nghiên cứu cổ vãn Nhật Bản, Trung Quốc và cả thư pháp.
-              Cuối cùng Ba-sò đã trở thành người giảng dạy thơ Hai-kai - thể thơ mà sau này ông sẽ phát triển, cải tiến để khai sinh ra một thể thơ mới, độc đáo - chính là Hai-cư. Ba-sô là ông tổ của thơ hai-cư.
-              Ông cũng từng dùng tên thật của mình như bút danh cho những bài thơ đầu tiên nhưng cái tên Ba-sô gắn liền với ông kể từ khi về sống ở một căn lều nhỏ do những người ái mộ và học trò dụng cho. Trong vườn có trồng cây chuối (ba tiêu: cây chuối) vì thế ông tự gọi mình là Ba-sô và nơi mình ở là Ba tiêu am
-              Từ năm 1684, ông bắt đầu sống cuộc đời của một lữ nhàn và chính những chuyến hành trình trên đường này đã để lại nhiều kiệt tác bất hủ.
2.            Sự nghiệp
-              Năm 1684, ông bắt đầu cuộc sống mình như một lử nhàn, từ đó ông < ho ra đời rất nhiều tập thơ (xen lẫn văn xuôi - vốn là phong cách của văn chương truyền thống Nhật Bản) trong đó có:
+ Mặt cười mùa đông (Fuyu no hi, 1684) (viết chung với năm nhà thơ khác).
+ Mặt trời mùa xuân (Hartl no ri, 1686)
+ Nhật kí Ka-shi-ma (Kashima kiko, 1687).
+ Ghi chép trên chiếc túi hành hương (Oi no kobun, 1688) và
+ Nhật kí Sa-ra-shi-na (Sarashina kiko, 1688).
+ Con đường sâu thấm, còn dịch là Lối lên miền O-ku (Oku no hosomichi, 1689)
+ Túi đựng than (Sumidawara, 1694)
+ Áo chi tế đạo (Oku no hosomichi 1689-1691)
3.            Khái niệm Thơ Hai - cư
Thơ Hai-cư có nguồn gốc từ thơ liên ca (renga) Nhật Bản, dược Ba-sô sáng tạo thành một thể thơ mời dung hợp được cả tính chất trào lộng đời thường của renga hiện đại và tính chất tâm linh huyền bí của renga cổ điển.
a)            Về mặt hình thức, có thể nói Hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới với 17 âm tiết, ngắt ra làm ba dòng theo thứ tự thông thường 5-7-5. Khi chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang các ngôn ngữ Latinh, người ta thường quên cảm nhận đó là một bài thơ có ba câu nhưng thực chất ba dòng thơ ây chi là một câu mà thôi. Tuy nhiên vẫn có những bài Hai-cư có tới 19 âm tiết như bài thơ về con quạ của Ba-sô.
b)            Về nội dung, mỗi bài thơ Hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chi ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó.
-              Thời gian trong thơ hai-cư: Các bài thơ Hai-cư thường có một số yếu tố biểu hiện mùa. Các từ ngữ liên hệ đến mùa được gọi là kigo (quý ngữ). Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa thu, trăng thu, tiếng côn trùng mùa thu, tuyết đông... Những biểu hiện về mùa đó được dùng như những quy ước bất di bất dịch để nhận biết tín hiệu thời gian trong tác phẩm. Các tuyển tập thơ Hai-cư cũng thường sắp xếp các bài thơ theo thứ tự mùa. Vì thế, thời gian trong thơ Hai-cư thường là thời gian hiện tại, trong thơ hai-cư tuy ót nhiên không có ý niệm về thời gian lịch sử. Các triều đại với các biến cố lịch sử hầu như không tìm được chỗ đứng trong thể thơ hồn nhiên tự tại này.
-              Không gian trong thơ Hai-cư: rất nhỏ hẹp gần gũi, một mái lều, một lữ quán, thậm chí là không gian dưới một chiếc ô.
-              Đề tài: rất đỗi giản dị, đó là những sự vật, sự việc nho nhó trong đời sống. Nhưng những sự vật sự việc ấy lại luôn được đặt trong cái chỉnh thể, cái toàn diện của vũ trụ, chúng được phản ánh thật hồn nhiên đúng như bản thể của chúng trong tự nhiên.
-              Những "sự vật nhỏ bé” ấy nhiều khi giản dị đến bất ngờ, đó có thể là một chú dế mèn, một bông cúc trắng, chiếc cối xay, chim gõ kiến, một chú quạ hay thậm chí chỉ là một âm thanh: tiếng ve kêu, tiếng ếch nhảy...
c)            Về mặt tính chất, thơ Hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông Phật giáo đặc trưng Nhật Bản và văn hóa phương Đông nói chung. Đặc trưng thi pháp của Hai-cư là kết cấu "hư không”, sử dụng những khoảng trống trong the.
-              Nó tương đồng với khái niệm “hư không” của Phật giáo Thiền tông Đó là trạng thái cái tâm trở về với bản tính ban sơ trong suốt. Nó có thể ví như tấm gương trong sáng vô ngần, có khả năng phản chiếu vạn vật.
-              Và thơ Hai-cư luôn phản chiếu vạn vật trong mối tương quan, giao hòa, chuyển hóa lẫn nhau.
4.            Lí tưởng thẩm mĩ trong thơ Hai-cư
-              Lí tưởng thẩm mĩ mà thơ hai-cư vươn tới chính là những cảm giác giản dị, thanh cao nhất của cuộc sống, đó là cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng thanh thoát...
-              Nó khác với lí tưởng thẩm mĩ mang tính hào sảng, hoành tráng, bao la, bát ngát... mà thơ Đường luôn muốn vươn tới.
5.            Một số nhà thơ Hai-cư tiêu biểu của Nhật Bản
-              Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694)
-              Y-ô-sa Bu-son (1716-1783)
-              Kô-bay-a-shi ít-sa (1763-1827)
-                 M. Si-ki (1867-1902)
Họ ít nhiều đều là những đệ tử của đại thi hào Ba-sô.
6.            Tìm quý ngữ (từ chỉ mùa) trong các bài thơ
-              Bài một: mùa sương (mùa thu)
-              Bài hai: chim đỗ quyên (mùa hè)
-              Bài ba: sương thu (mùa thu)
-              Bài bốn: gió thu (mùa thu)
-              Bài năm: mưa đông (mùa đông)
-              Bài sáu: hoa đào (mùa xuân)
-              Bài bảy: tiếng ve (mùa hè)
-              Bài tám: cánh đồng hoang vu (mùa đông)
7.            Tình cảm gắn bó thiêng liêng của nhà thơ với những nơi minh đã sống
-              Được thể hiện qua các bài thơ: Bài số một và bài sô hai.
-              Bài số một cho ta thấy tình cảm gắn bó của Ba-sô với cả hai miền đất, một bên là nơi chôn rau cắt rốn, một bên là Ê-đô, nơi ông đã sống mười năm trời. Nhớ quê, về thăm quê, Ba-sô lại nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô cũng đã trở thành
-              Bài hai cũng la tinh yéti quê hương của thi nhân. Thời trẻ, Ba-sô ở kinh đô Ki-ô-tô, sau này ông lên E-dô, cũng là kinh đô (Tô-ki-ô). Khi trở lại kinh đô cũ, nghe tiếng đỗ quyên hót, Ba-sô chan long nhớ đến Ê-đô nẽn mới có câu "ở kinh đô mà nhớ kinh đô". Đây cũng là tình cảm gắn bó với cá hai miền đất, cho du dó không phải là nơi chôn rau cắt rốn của mình.
-              Tứ thư quen thuộc của một nhà thơ Việt Nam có cùng chung mối tương giao về niềm gắn bó VỚI những miền đất như Ba-sô, đó là hai câu thơ trong Bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.
8. Bài thơ số ba cho thấy tính cách Ba-sô trong vai trò một người con
-              Ba-sô là một nhà thơ vĩ đại nhưng ông còn là một người con có hiếu. Điều này thể hiện rất rõ trong niềm tiếc thương vô hạn của thi nhân với người mẹ đã quá cố của mình, cầm trên tay di vật của mẹ mà “Lệ trào nóng hổi”.
9. Lòng nhân ái của thi nhân với cả những sự vật nhỏ nhất thể hiện ở những bài thơ:
-              Bài số bốn và hài số năm
-              Bài số bốn, nghe tiếng vượn hú não nề, nhà thơ liên tưởng đến những đứa trẻ bị bỏ rơi. Những từ “não nề", “tái tê" thể hiện tâm trạng thi nhân trước số phận những đứa trẻ bất hạnh hoặc do nghèo đói mà bị cha mẹ bỏ lại trong rừng, hoặc do hủ tục cũ - nêu sinh đôi thì phải bỏ đi một đứa nếu không cả nhà sẽ gặp tai họa. Những sinh linh đáng thương đó ám ảnh tâm trạng nhà thơ tới mức khi nghe tiếng vượn hú, Ba-sô cũng chạnh lòng nhớ tới.
-              Bài số năm vẫn còn vương dáng vẻ hóm hỉnh của thể renga hiện đại trong tình nhân ái của nhà thơ ngay cả với một chú khi con khi cơn mưa mùa đông đang tới. Yêu thương loài vật, Ba-sô cũng mong chú khỉ có một chiếc áo tơi giống mình để không bị ướt, bị lạnh.
10.          Mối tương quan, giao hòa, chuyển hóa lẫn nhau của vạn vật rất đặc trưng cho phong cách thơ hai-cư được thể hiện trong bài sáu và bài bảy
-              Một cánh hoa đào mỏng tang, nhỏ xíu nhưng cũng có thể làm hồ Bi-goa nổi sóng Bi-goa (Bi-wa), tức là Tì Bà, một hồ nước lớn nhất Nhật Bản, rất đẹp, mang hình một chiếc đàn tì bà.
-              Mót tiếng ve trong không gian vắng lặng u trầm, không gian của niềm tịch tĩnh tưởng như tiếng ve ngân ấy có thể thấm sâu vào trong đá, một vật biểu tượng cho tính cứng cỏi và vĩnh cửu.
Như vậy, trong hai bài thơ này, những sự vật nhỏ nhất cũng có mối tương quan, tác động tới những yếu tố mang tầm vũ trụ và vĩnh cửu. Cánh hoa và mặt hồ cũng như tiếng ve và đá là hai vật thế riêng biệt tưởng như có thể tồn
tại độc lập vậy mà trong thơ Ba-sô, chúng đã được thế hiện hết sức tự nhiên trong mối tương quan thống nhất đúng như qui luật của cuộc sống.
11.          Bài thơ sô tám: Ba-sô là nhà thơ của những chuyến du hành, phiêu lãng và làm thơ luôn là khát vọng của cuộc đòi ông
-              Mùa xuân năm 1694, mặc dù đã tuổi cao sức yếu nhưng Ba-sô vần quyết định hành hương lên phương Nam, tới miền Kí-u-su nhưng trên đường đi ông đã đau ốm và qua đời. Có thể nói bài số tám là bài thơ tuyệt mệnh của Ba-sô.
-              Tuy hành trình cuộc sống phải dừng lại nhưng cuộc hành trình dư lâng với thơ vẫn được Ba-sô thối vào một niềm say mê vô bờ bến. Đó là dù có chết, thì linh hồn Ba-sô vẫn là linh hồn một thi nhân, lang thang trên những cánh đồng bất tận trong định mệnh của một nhà thơ lãng du, linh hồn ấy vẫn sẽ tiếp tục làm thơ: "mộng hồn còn phiêu lãng/ những cánh đồng hoang vu”.

Xem thêm >>> Phân tích "Thơ Hai - cư" của Ba - sô

Trên đây là bài viết Cunghocvui đã tổng hợp một số lý thuyết cơ bản về tác phẩm "Thơ Hai - cư" của tác giả Ba - sô. Mọi comment thắc mắc cũng như đóng góp bạn hãy để lại phía bên dưới nhé!

shoppe