Đăng ký

Mẹo Hóa học - Lý thuyết về phản ứng Hóa hợp lớp 8

Mẹo Hóa học - Lý thuyết về phản ứng hóa hợp lớp 8

Phản ứng hóa hợp là một phản ứng cơ bản quan trọng trong chương trình hóa học và xuất hiện trong hầu hết các đề thi. Để làm được dạng bài tập này các bạn cần lưu ý những lý thuyết trọng tâm mà chúng tối sắp liệt kê sau đây!

I. Phản ứng hóa hợp là gì cho ví dụ?

Được định nghĩa là một phản ứng mà sản phẩm được tạo ra từ hai hay nhiều chất khác trong điều kiện cho phép.

Ví dụ về 10 phản ứng hóa hợp thường gặp:

\(4Al+3Cl_2\rightarrow 2Al_2Cl_3\)

\(2Fe +O_2\rightarrow 2FeO\)

\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow 2H_3PO_4\)

\(2H_2+O_2\rightarrow 2H_2O\)

\(2Ca+O_2\rightarrow 2CaO\)

\(2K+Cl_2\rightarrow 2KCl\)

\(2Mg+O_2\rightarrow 2MgO\)

\(2Ba+O_2\rightarrow 2BaO\)

\(CaO+H_2O\rightarrow Ca(OH)_2\)

Ví dụ phản ứng hóa hợp 3

II. Cách giải bài toán phản ứng hóa hợp

  • Dạng bài về tính khối lượng và thể tích của các chất tham gia cho trước

Để giải được dạng bài tập này bạn cần phải cân bằng phản ứng cho trước sau đó áp dụng các công thức tính khối lượng và thể tích dựa vào các số liệu đề bài ra như sau:

- Tìm số mol chất đề bài cho: n=m/M hoặc n=V/22.4

- Lâp phương trình hóa học và cân bằng

- Dựa vào các tỷ lệ đã cân bằng như trên kết hợp với phương trình khối lượng và thể tích để tìm ra số mol của các chất.

- Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích yêu cầu.

  • Dạng bài về tìm chất dư trong phương trình phản ứng

Để giải được dạng bài này thì cách tốt nhất là dựa vào thể tích và khối lượng đã cho ở đầu bài để tính các số mol của các chất tham gia, các bước thực hiện như sau:

- Giả sử phương tình phản ứng có dạng: aA+bB -> cC+dD

- Lập tỷ số \(\dfrac{n_A}{a}=\dfrac{n_B}{b}\) với nA và nB lần lượt là số mol tiêu chuẩn của A và B.

- Tiếp đó ta đối chiếu hai tỷ số thu được:

\(\dfrac{n_A}{a}>\dfrac{n_B}{b}\) hàm ý chất B phản ứng hết và chất A là chất dư,

\(\dfrac{n_A}{a}<\dfrac{n_B}{b}\) ngược lại hàm ý chất A hết còn chất B dư.

III. Các phản ứng điều chế quan trọng

  • Điều chế MgCl2 bằng phản ứng hóa hợp

\(2Mg+2Cl_2 \rightarrow(t^o) 2MgCl_2\)

  • Điều chế KCl bằng phản ứng hóa hợp

\(2K+Cl_2\rightarrow (t^o) 2KCl\)

  • Điều chế CuO bằng phản ứng hóa hợp

\(2Cu+O_2\rightarrow (400-500^oC)2CuO\)

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về phản ứng hóa hợp, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

shoppe