HÓA DƯỢC CÁC THUỐC KHÁNG SINH QUAN TRỌNG
HÓA DƯỢC CÁC THUỐC KHÁNG SINH QUAN TRỌNG
Dưới đây là ứng dụng của một số các chất hóa dược của các thuốc kháng sinh quan trọng rất hay gặp trong kì thi THPTQG. Nào chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé ^^
1. Penicillin V
Phổ hẹp, tác dụng trên G(+). Điều trị NK thông thường: NK hô hấp, tai mũi họng, viêm màng tim liên cầu, giang mai.
2. Methicillin
Phổ tác dụng trên VK G(+) tiết ra enzym penicilinase. Điều trị NK viêm màng tim NK da và mô mềm.
3. Ampicillin
Phổ rộng hơn, tác dụng trên cả VK G(+) và G(-). Điều trị NK hô hấp trên, NK đường tiết niệu.
4. Amoxicillin
Phổ tác dụng tương tự với ampicillin nhưng do hấp thu qua tiêu hóa tốt hơn, ưu tiên dùng điều trị NK toàn thân.
5. Cephalexin
Phổ tác dụng trung bình, trên cả VK G(+) và G(-). Điều trị NK hô hấp, da, mô mềm, tai mũi họng ...
6. Cefazolin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự cephalexin, được dùng qua đường tiêm do ít hấp thu qua tiêu hóa.
7. Cefuroxim
Phổ tác dụng trên VK G(+) yếu hơn và mạnh hơn trên VK G(-), điều trị NK hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu.
8. Cefoxitin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự như cefuroxim. Cefoxitin dùng đường tiêm và không qua dịch não tủy.
9. Ceftriaxone
Tác dụng tốt trên VK G(-) bền với enzym ß-lactamase đạt nồng độ trong dịch não tủy, điều trị viêm màng não.
10. Cefixim
Tác dụng tốt trên VK G(-) bền với enzym ß-lactamase điều trị các vi khuẩn đã kháng cephalosporin thế hệ I và II.
11. Cefotaxim
Tác dụng tốt trên VK G(-) bền với enzym ß-lactamase điều trị các vi khuẩn đã kháng cephalosporin thế hệ I và II.
12. Cefoperazon
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự các cephalosporin khác, tác dụng trên cả trực khuẩn mủ xanh P.aeruginosa.
13. Tetracyclin
Phổ tác dụng rộng trên cả VK G(+) và VK G(-), điều trị bệnh do NK nội bào, dịch tả đau mắt, trứng cá.
14. Doxycyclin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự như tetracyclin. Đặc biệt được sử dụng điều trị bệnh trứng cá.
15. Minocyclin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự như tetracyclin, được sử dụng để điều trị VK đã kháng tetracyclin.
16. Cloramphenicol
Phổ tác dụng rộng trên cả VK G(+) và G(-). Điều trị NK hô hấp tiết niệu, NK tiêu hóa.
17. Clindamycin
Phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn ưa khí G(+), điều trị NK kị khí và ưa khí nhạy cảm
18. Lincomycin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự nhưng hiệu lực kém hơn và độc hơn clinda.
19. Acid nalidixic
Phổ tác dụng rộng trên VK ưa khí G(-) như E.coli, Proteus, điều trị NK đường tiết niệu, đường sinh dục, tiêu hóa.
20. Ofloxacin
Phổ tác dụng mạnh trên VK ưa khí G(-) như E.coli, Shigella, P.aeruginosa... Điều trị NK tiết niệu, sinh dục NK xương khớp, mô mềm.
21. Ciprofloxacin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự ofloxacin
22. Gentamycin
Phổ tác dụng trên VK ưa khí G(-) & một số VK nội bào, điều trị NK VK G(-) mặc phải tại bệnh viện.
23. Streptomycin
Phổ tác dụng và chỉ định tương tự gentamycin, đặc biệt sử dụng điều trị VK lao.
24. Vancomycin
Phổ hẹp, chỉ tác dụng trên VK G(-). Điều trị NK nặng do các cầu khuẩn gây ra.
Chúc các bạn học tốt ^^!