Đăng ký

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU TIN NGẮN PHONG CÁCH BÁO CHÍ- NGỮ VĂN LỚP 11

2,773 từ Văn mẫu

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU TIN NGẮN PHONG CÁCH BÁO CHÍ- NGỮ VĂN LỚP 11

      Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo. Đây cũng là một phong cách phổ biến và thường được gặp trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp hiểu rõ thêm về phong cách này, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí

 Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí hay - CungHocVui

Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí hay 

Những lưu ý về một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí

Phong cách báo chí là gì?

      Phong cách ngôn ngữ báo chí thường sử dụng bởi những nhà báo, nhà đưa tin, … Đây là phong cách ngôn ngữ mẫu mực thích hợp để hình thành văn bản thể hiện là người tham gia trong lĩnh vực báo chí. 

Ngôn ngữ báo chí mang tính thông tin rất cao: Có chứa ngày tháng cụ thể, thông tin tin tức, phóng sự,....

Xem thêm: 

Soạn phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo

Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí

Những đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí mang những đặc trưng sau đây: 

  • Tính kích thích hấp dẫn
  • Tính ngắn gọn
  • Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục
  • Tính thời sự cập nhật

Những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí

 Những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí- CungHocVui

Những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí

Từ ngữ trong ngôn ngữ báo thường có các đặc điểm:

  • Cách sử dụng từ ngữ giàu biểu cảm, gợi hình cảm cao. Chúng mang đậm màu sắc tu từ, gợi hình, gợi cảm
  • Cách dùng từ mới luôn được khai phá trong phong cách ngôn ngữ này
  • Các từ viết tắt được sử dụng nhiều để đảm bảo yêu cầu về lượng thông tin lớn

Về cú pháp: 

  • Cú pháp câu có thể khuyết chủ ngữ. Việc này giúp cho nội dung câu văn ngắn gọn nhất có thể, tập trung vào ý chính từ đó tăng sức thuyết phục. Bên cạnh đó, loại cú pháp này còn làm nổi bật lên tính khách quan và mệnh lệnh.
  • Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin. Loại câu này xuất hiện nhiều nhất là ở các đầu đề văn bản.
  • Sử dụng những câu đơn kèm theo lời trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Xem thêm: 

Soạn bài phong cách báo chí chi tiết

Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí tiếp theo

Giới thiệu một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí

Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu 1:

      Tại buổi trao quà tặng, Đại tướng Tô lâm đã đề nghị chính quyền tỉnh Hưng Yên và các cấp ủy Đảng tiếp tục chăm lo tốt cho đời sống của nhân dân. Ban bí thư tỉnh này cũng đã ban hành chỉ thị số 48 ngày 09/12/2020 về tổ chức Tết năm 2021, bao quát mọi vấn đề để đảm bảo người dân có một cái Tết ấm no. 

      Chỉ thị này bao gồm cáo yêu cầu về: phòng chống dịch bệnh COVID 19. quản lý thị trường, ổn định giá cả, đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ nhân dân. Việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nhân dân sẽ luôn được đảm bảo trong dịp Tết.

      Nhân dịp năm mới 2021 và chuẩn bị đón Xuân Tân Sửu, Đại tướng Tô Lâm đã chúc toàn thể bà con nhân dân, công nhân lao động tỉnh Hưng Yên luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

                                                Nguồn: Báo Lao động- Trích Đại tướng Tô Lâm tặng quà người dân và công nhân khó khăn tỉnh Hưng Yên

Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí-Mẫu tin số 2: 

 Mẫu bài phong cách ngôn ngữ báo chí hay nhất- CungHocVui

Mẫu bài phong cách ngôn ngữ báo chí hay nhất

      Từng tuyến đường Hà Nội đang được thay áo mới, trang hoàng rực rỡ để chào đón Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII được tổ chức. Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa, sự kiện trọng đại này sẽ được diễn ra ngay tại trung tâm thủ đô.

      “Chưa năm nào công tác chuẩn bị lại sớm và kĩ như năm nay” Anh Hải- một trong những cán bộ công nhân viên tham gia trang hoàng thành phố cho hay. Đây đã là kỳ đại hội thứ 2 mà anh phụ trách các khẩu hiệu, băng rôn trang trí trên đường phố.

      Hà Nội ngập tràn với sắc quốc kỳ rực rỡ, những tấm pano, áp phích các kích cỡ được treo khắp nơi trên các tuyến đường. Tất cả để thể hiện tâm thế chào mừng Đại hội quan trọng.

      Lần đầu tiên trên đường Yên Phụ Hà Nội được trang trí một tấm pano cỡ lớn cao hơn 10m, rộng hơn 6m, với 4 mặt. Tấm pano này có nội dung nhằm  tuyên truyền về Đại hội Đảng lần thứ XIII.  Trên khắp tuyến đường thủ đô có đến hàng chục tấm pano cỡ lớn và rất lớn như vậy để trào đón dịp này.

      Những bông hoa cũng có dịp được khoe sắc và chăm sóc cẩn thận, định kì 2 ngày 1 lần. Để đảm bảo thành phố luôn đẹp nhất trong ngày diễn ra đại hội và chào đón năm mới, những bông hoa này cũng sẽ được thay mới thường xuyên.

      Không chỉ đường phố mà không khí khẩn trương, hồ hởi cũng đã lan vào từng khu dân cư. Người dân Hà Nội cũng náo nức tham gia vào các đợt tổng vệ sinh khu phố.

                                                      Nguồn: Báo VTV News Online- Trích Người dân Thủ đô Hà Nội cùng hướng về Đại hội Đảng lần thứ XIII

Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu tin số 3:

Giới thiệu một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Ngữ văn lớp 11

Giới thiệu một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí

      Thời gian gần đây, đề văn học sinh giỏi ở các tỉnh thành luôn khiến cho mọi người phải xôn xao. Chỉ vài tuần trước, câu lý luận văn học trong đề thi lớp 9 ở Hà Nội gây chú ý vì tính vô cùng hàn lâm và khó hiểu. Thế mà mới đây, lại có thêm một đề văn nữa ở Gia Lai gây ngỡ ngàng vì dẫn ra từ ngữ có phần “ nhạy cảm”.

      Thực ra đây không hẳn là một vấn đề mới vì bao năm nay dư luận xã hội vẫn luôn mong ngóng một “chuẩn” tốt hơn cho các đề thi môn ngữ văn. Thế nhưng các sở giáo dục lại luôn đưa ra những mẫu: một là quá hàn lâm, cũ kĩ; nếu không thì cũng là quá “ngây ngô” trong lựa chọn ngữ liệu. 

      Yêu cầu được đặt ra là phải đổi mới. Thế nhưng phải đổi mới thế nào? Xây dựng đề ngữ văn theo hướng mở, nhưng có nguyên tắc nào để làm việc này không? Có tiêu chuẩn nào cho một đề ngữ văn hay hay không?  Khi chọn ngữ liệu thì những yếu tố nào cần được cân nhắc?

                                                                  Nguồn: Báo Thanh Niên- Trích Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 21.1.2021

Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu tin số 4: 

      Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa đưa ra thông báo mới:  GS-TS Huỳnh Văn Sơn - Phó hiệu trưởng sẽ giữ chức hiệu trưởng trường trong nhiệm kì 2020-2025. Quyết định này được kí vào ngày 11.1 bởi  bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

      GS-TS Huỳnh Văn Sơn (45 tuổi), được bổ nhiệm phó giáo sư năm 2012 và giáo sư năm 2019. Ông tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tâm lý - giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 1996. Ông học cao học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam vào năm 2003.

                                                Nguồn: Báo Thanh Niên- Trích GS-TS Huỳnh Văn Sơn làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

 

 

shoppe