Đăng ký

Lý thuyết về miêu tả biểu cảm trong văn bản tự sự chính xác nhất

1,594 từ

A. Kiến thức cơ bản
1.            Miêu tả trong văn tự sự
-              Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc và người nghe có thể hình dung, sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
2.            Biểu cảm trong văn tự sự
-              Thông qua miêu tả sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống để bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân người viết.
3.            Phân biệt miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
-              Trong bài văn miêu tả, mục đích của người viết là miêu tả cho rõ, cho hay.
-              Trong bài văn biểu cảm, mục đích của người viết là nhằm bộc lộ cảm xúc một cách chân thành, cảm động...
-              Trong văn tự sự, việc kể chuyện cho rõ ràng, trôi chảy, sinh động,... là mục đích.
4.            Cơ sở để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
-              Căn cứ vào mức độ mà miêu tả và biểu cảm phục vụ cho mục đích tự sự.
5.            Thế nào là liên tưởng?
-              Là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác có liên quan.
6.            Thế nào là quan sát
-              Là xem xét để nhìn rõ, hiểu rõ sự vật, hiện tượng hay con người...
7.            Thế nào là tưởng tượng?
-              Là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mặt hoặc chưa hề gặp.
8.            Vai trò của quan sát, liên tưởng tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
-              Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng có vai trò rất quan trọng trong miêu tả và biểu cảm.
-              Nhờ chúng mà người kể mới khiến câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn, có sức truyền cảm mạnh mẽ.
9.            Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải:
-              Quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế cuộc sống, con người và bản thân.
-              Chú ý kết hợp quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí mình.

B. Giải đáp câu hỏi và bài tập
1.            Đoạn trích của bài số 4 (trang 73-74, SGK Ngữ văn 10, tập 1) có phải là đoạn trích tứ sự không? Vì sao?
-              Đó lá một trích đoạn tự sự.
-              Vì nó kể về cảm xúc tình cảm và những đối thoại của tôi đôi với Xtê-pha-nét trong một đêm ngắm sao.
2.            Nêu những yếu tố miêu tả và biểu cảm của đoạn trích đó
-              Yếu tố miêu tả: suối reo, nhen lẽn những đốm lửa nhỏ, cành cây đang vươn dài...
-              Yếu tố biểu cảm: thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch, nhiều sao quá! đẹp quá kìa!
3.            Vai trò của yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm trong việc nâng cao hiệu quá tự sự của đoạn trích
-              Nhờ kết htrp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả và biểu cảm, tác giả đã giúp người đọc hình dung rõ tôi (chàng chăn cừu) và cô gái Xtê-pha-nét, người chàng thầm yêu, tôn thờ trong một đêm ngắm sao trên miền núi cao.
4.            Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn trích “Lẵng quá thông” (trang 76, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
-              Mục đích của đoạn trích là tự sự về một chi tiết (mùa thu vàng) chứ không phải nhằm để miêu tả hay biểu cảm.
-              Các yếu tố miêu tả, biểu cảm xuất hiện nhiều trong đoạn trích khiến người đọc có thể cảm nhận được bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng ở phương bắc và khiến họ thêm yêu tha thiết cuộc sống thơ mộng ấy.
-              Hiệu quả của các yếu tố miêu tả, biểu cảm được tạo nên từ cảm xúc, tình cảm của nhà văn với cuộc sống và cả cuộc sống thơ mộng khiến nhà văn dạt dào cảm xúc.

Xem thêm >>> Soạn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (siêu ngắn)

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe